Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-15 16:23:34    
Môn Điền Kinh (2)

Xin Hua

Chạy vượt rào bắt nguồn từ Anh, vốn là trò chơi của người chăn cừu nhảy vượt hàng rào của đám cừu. Môn này sớm nhất từng sử dụng hàng rào gỗ được cố định dưới đất, năm 1900 mới xuất hiện hàng rào chữa T ngược có thể di động. Năm 1935 có người cải tiến hàng rào chữ T thành chữ L, mặt kia của hàng rào chữ L là hướng chạy của vận động viên, hễ có sức cản là hàng rào đổ về phía trước, có thể giảm nhẹ tâm lý hoảng sợ của vận độn viên khi vượt rào. Môn chạy vượt rào tại Thế Vận Hội chia làm chạy rào 110 mét và 400 mét của nam (năm 1896); chạy vượt rào 100 mét (năm 1932, lúc đó là chạy vượt rào 80 mét, năm 1972 mới đổi thành 100 mét) và 400 mét của nữ (năm 1984). Độ cao của môn chạy vượt rào 110 mét nam là 106 xen-ti-mét, độ cao của rào 400 mét nam là 91,4 xen-ti-mét; độ cao của rào 100 mét nữ là 84 xen-ti-mét, độ cao của rào 400 mét nữ là 76,2 xen-ti-mét. Khi thi đấu, vận động viên phải vượt 10 hàng rào, ngoài cố tình lấy tay đẩy hoặc lấy chân đá làm đổ hàng rào ra, các vị trí khác của thân thể làm đổ hàng rào đều được coi là không phạm lỗi.

Chạy tiếp sức – môn đồng đội duy nhất trong các môn điền kinh. Đơn vị thi là đội, mỗi đội 4 người, mỗi người chạy cự ly giống nhau. Cuội nguồn môn chạy tiếp sức có nhiều lối nói, có lối nói cho rằng là khởi nguồn của môn chạy rước đuốc trong lễ cúng tế tại Thế Vận Hội thời Cổ đại; có lối nói cho rằng liên quan đến trò chơi "vận chuyển cây gỗ" hoặc "vận chuyển lọ nước" từng thịnh hành tại Châu Phi; cũng có cho rằng là diễn biến từ người đưa thư.

Môn này tại Thế Vận Hội chia làm chạy tiếp sức 4 X 100 mét nam và nữ cũng như chạy tiếp sức 4 X 400 mét. Thế Vận Hội khóa 4 năm 1908 lần đầu tiên đặt môn chạy tiếp sức, song cự ly chạy của 4 vận động viên khác nhau. Thế Vận Hội khóa 5 năm 1912 đã đổi thành chạy tiếp sức 4 X 100 mét và chạy tiếp sức 4 X 400 mét. Môn chạy tiếp sức 4 X 100 mét và 4 X 400 mét của nữ lần lượt là môn thi của Thế Vận Hội năm 1928 và Thế Vận Hội năm 1972. Vận động viên chạy tiếp sức phải nắm gậy chạy cự ly quy định và hoàn tất giao nhận gậy nội trong khu 20 mét.

Chạy vượt chướng ngại phát triển tại Anh vào thế kỷ 19. Lúc đầu môn này diễn ra tại vùng hoang dã, chướng ngại là cành cây và rãnh nước, cự ly giữa các chướng ngại dài ngắn cũng không giống nhau, đến giữa thế kỷ 19 mới diễn ra trên đường chạy. Có báo cáo nghiên cứu nêu rõ, cự ly giữa các chướng ngại hồi thế kỷ 19 là ngắn dài không thống nhất, ngắn là 440 thước Anh và dài tới 3 dặm Anh.

Thế Vận Hội khóa 2 năm 1900 lần đầu tiên có môn chạy vượt chướng ngại với cự ly 2500 mét và 4000 mét. Bắt đầu từ Thế Vận Hội khóa 3 năm 1904 mới xác định cự ly môn chạy vượt chướng ngại là 3000 mét và được sử dụng cho tới nay. Môn chạy vượt chướng ngại của nữ triển khai khá muộn, cho đến năm 1997 Liên đoàn Điền kinh Quốc tế mới bắt đầu phổ biến. Cả hành trình của môn chạy này gồm 35 chướng ngại, trong đó có 7 bể nước. Độ cao của chướng ngại từ 91,1 đến 91,7 xen-ti-mét, rộng 3,96 mét, nặng từ 80 đến 100 ki-lô-gam. Đường chạy 400 mét có thể đặt 5 chướng ngại, cự ly giữa các chướng ngại là 80 mét. Vận động viên có thể vượt nhảy chướng ngại, cũng có thể giẫm lên chướng ngại rồi nhảy xuống hoặc dùng tay vịm nhảy. Mãi đến năm 1954 Liên đoàn Điền kinh Quốc tế mới bắt đầu công nhận kỷ lục thế giới của môn đua này.