Đối với phần lớn khán giả thiếu kiến thức cơ bản về giu-đô, muốn xem hiểu thi đấu giu-đô quả không phải chuyện dễ dàng, về việc này, phóng viên đã mời ông Thạch Minh, nguyên huấn luyện viên đội tuyển giu-đô TQ nói về việc làm thế nào xem hiểu thi đấu môn giu-đô.
Ông Thạch Minh nói: "Giu-đô bắt nguồn từ Nhật, năm 1964 trở thành môn thi đấu chính thức tại thế vận hội, hiện nay phổ biến khá rộng trên thế giới, Liên đoàn giu-đô quốc tế có hơn 100 nước và khu vực tham gia. Tại Châu Á, môn giu-đô mang tính quần chúng triển khai nhiều nhất tại Nhật và Hàn Quốc, trình độ của một số nước Tây Á cũng rất khá. Năm 1979, môn giu-đô được truyền từ Nhật đến TQ, hiện nay trình độ giu-đô nam TQ còn có khoảng cách so với trình độ tiên tiến trên thế giới, nhưng trình độ giu-đô nữ có khá hơn, kể từ thế vận hội năm 1992, thế vận hội nào cũng có vận động viên TQ đoạt được huy chương vàng môn giu-đô nữ.
Ông Thạch Minh cho biết, "môn giu-đô yêu cầu vận động viên mặc quần áo như quần áo cà sa, đi chân đất, thi đấu trên đệm 'Ta-ta-mi', thời gian thi đấu của nam là 5 phút, của nữ là 4 phút, có 1 trọng tài chính và 2 trọng tài phụ dùng tiếng Nhật làm trọng tài thi đấu."
Ông nói, cách tính điểm thi đấu giu-đô khá phức tạp, chia thành 4 loại từ cao đến thấp lần lượt là: I-pông, wa-a-ri, yu-kô và kô-ma. Trong thi đấu, nếu một bên khiến lưng và mông đối phương chạm đất, tức lấm đất thì được một I-pông, nếu động tác hoàn thành hiệu quả kém hơn thì được một wa-a-ri, kém nữa thì được thì được một yu-kô, nhẹ nhất thì được một kô-ka. Trong thi đấu, nếu người nào được một I-pông trước thì thắng; nếu chưa giành được I-pông, thì tính theo số điểm cao thấp trong thời gian quy định để tính thắng thua, hai wa-a-ri thì bằng một I-pông, các điểm khác không tính theo I-pông. Ngoài ra, trong thi đấu, trọng tài cũng phạt điểm đối với các động tác không quy phạm của vận động viên, phạt cũng chia làm 4 loại, vận động viên bị phạt không trừ điểm, mà cộng cho đối phương.
Ông Thạch Minh nói, trong thi đấu giu-đô, vận động viên chủ yếu dùng kỹ thuật đè, tức dùng thân thể đè đối phương xuống dưới đất mà mình không bị đối phương dùng chân kẹp chặt. Nếu đè đối phương dưới đất trong 25 giây thì sẽ giành được một I-pông, tức là thắng tuyệt đối, nếu đè được 20 giây thì được một wa-a-ri, 15 giây thì được một yu-kô, 10 giây thì được một kô-ka. Vận động viên còn có thể dùng kỹ thuật khoá khớp, tức dùng khớp chân, tay khóa chặt đối phương. Khi một bên bị đối phương khóa chặt không sao tiếp tục thi đấu, có thể dùng tay vỗ xuống ta-ta-mi bày tỏ chịu thua, trọng tài có thể căn cứ theo tình hình trên sân chấm dứt thi đấu, phán quyết thắng thua.
|