Thư Viện Đông Lâm Vô Tích nổi tiếng 2 câu đối "Tiếng Gió Tiếng Mưa Tiếng Đọc Sách Là Tiếng Vanh Vảnh, Chuyện Làng Chuyện Nước Chuyện Thiên Hạ Là Chuyện Lắng Lo", đã mở cửa đối ngoại sau ngày tu bổ trong dịp Quốc khánh.
Thư Viện Đông Lâm là đơn vị bảo hộ văn vật cấp tỉnh, việc tu bổ lần này được bắt đầu từ tháng 6 năm 2002, đầu tư trực tiếp 8 triệu 500 nghìn NDT, là lần tu bổ sửa sang quy mô nhất trong lịch sử Thư Viện. Sau khi khánh thành toàn diện, diện tích Thư viện đã mở rộng tới 15 nghìn mét vuông và diện tích kiến trúc là hơn 3 nghìn mét vuông, đã tái hiện lại kết cấu bố cục của 2 đời Minh Thanh và diện mạo của thời kỳ thịnh vượng.
Bố cục của Thư Viện chia làm 3 đường: đông tọa, trung tọa và tây tọa. Trên đường trung tọa có các kiến trúc giảng học: cửa Chính Môn Thư viện, tấm Bia Đá, túc xá Đông Lâm, nhà Lệ Trạch, nhà Y Dung, miếu Yến Cư, đền Tam Công v.v..Tấm Bia Đá là kiến trúc tiêu trí và biểu tượng của Thư Viện Đông Lâm, còn gọi là Tấm Bia Đầu Ngựa, được dựng trước lối ra vào của đường trung tọa, tấm Bia Đá gồm 3 gian 4 trụ 5 lầu, trên bức hoành phi của tấm Bia Đá có lời đề "Đông Lâm Cựu Tích" và "Hậu Học Tân Lương", còn trạm khắc các hình thù tinh tế như nhị long vờn châu, đan phượng hướng dương, sư tử đá cầu, cá chép nhảy long môn v.v.. Nhà Y Dung – kiến trúc chủ thể của Thư Viện là nơi treo 2 cấu đối nổi tiếng, cũng là biểu tượng của lãnh địa phái Đông Lâm học, được các bậc Học Sĩ tôn là "Đàn Hanh Nam Quốc", nghĩa là "Dấu Chân Để Lại Nhà Y Dung, Là Niềm Hạnh Phúc Lớn Trong Đời". Tại đây có cất giữ nguyên bản tấm bia khắc "Y Dung Đường Ký" của đời nhà Minh.
Trên đường tây tọa của Thư Viện gồm các kiến trúc: buồng Vãn Thúy Sơn, phòng Lai Phục, phòng Tâm Giám, nơi Hoan Lạc, phòng Tiểu Biện v.v.. Kiến trúc trên đường đông tọa gồm đền Đạo Nam của Dương Thời – người sáng lập Thư Viện Đông Lâm cùng với đền Báo Công, phòng Thời Vũ, lều Cỏ Lư, chùa Đông Lâm v.v..
Việc tu bổ Thư Viện Đông Lâm lần này đã khơi thông lại con sông Cung Hà bên đường đông tọa và còn giữ lại một đoạn bờ sông có 400 năm lịch sử. Các chuyên gia văn vật cho biết, lấy con sông Cung Hà lành ranh giới, đã kết hợp hài hòa giữa văn vật nhân tạo và cảnh quan thiên tạo, vừa có lợi cho bảo vệ văn vật, lại có thể mở mang và tiếp diễn hữu hiệu nền văn hóa lịch sử của Đông Lâm.
Thư Viện Đông Lâm được xây cất vào năm Chính Hòa Nguyên của thời Bắc Tống (tức năm 111), là nơi giảng học lâu dài của Dương Thời – nhà Học Sĩ nổi tiếng thời đó. Vào năm 32 Vua Vạn Lịch đời nhà Minh (tức năm 1604), Cố Hiến Thành bị cách chức cùng em trai là Doãn Thành và Cao Phan Long v.v. quyên tiền tu bổ lại Thư Viện, đồng thời lần lượt chủ trì và giảng học tại đây, bình luận thời thế, chủ trương đổi mới, tự xưng là "Người Đông Lâm", khiến Thư Viện trở thành một nơi quan trọng truyền bá Lý học, bàn kinh giảng đạo của vùng Giang Nam thời đó. 2 cấu đối "Tiếng Gió Tiếng Mưa Tiếng Đọc Sách Là Tiếng Vanh Vảnh, Chuyện Làng Chuyện Nước Chuyện Thiên Hạ Là Chuyện Lắng Lo" của Cố Hiến Thành càng được truyền tụng rộng khắp. Do xúc phạm đến quyền quý, nên Thư Viện Đông Lâm bị đốt phá, người giảng học Đông Lâm cũng bị oan với tội lập "Đảng Đông Lâm" và bức hại tàn nhẫn.
|