Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-14 16:11:27    
Cử Tạ

Xin Hua
Cử tạ là một môn thể thao khá cổ xưa, do sức mạnh luôn là thước đo trực quan nhất đối với sức chinh phục của phái mày râu nên bất kể trong thời cổ Hy Lạp, cổ La-mã hay Trung Quốc cổ đại, môn cử tạ là một trong những môn sức mạnh tương đối phổ cập. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, cử tạ được coi là môn bắt buộc thể thao trong khi cử, là một trong những nội dung trong các cuộc thi võ khoa cử.

Môn cử tạ hiện đại được bắt nguồn ở Châu Âu thế kỷ 18, các gánh xiếc ở Luân Đôn Anh thường có tiết mục biểu diễn cử tạ. Đầu thế kỷ 19, Nước anh thành lập câu lạc bộ cử tạ. Hồi ban đầu tạ là 2 quả cầu kim loại, không thể điều chỉnh trọng lượng, trong thi đấu ai nâng số lần nhiều sẽ thắng. Sau nay một người I-ta-li-a tên là Lu-ít A-ti-la đã khoét rỗng quả cầu, thông qua bỏ thêm các thỏi sắt hoặc Chì vào trong để điều chỉnh trọng lượng. Năm 1910 quả cầu rỗng này được thay bằng các mảnh kim loại có trọng lượng và lớn nhỏ khác nhau.

Môn cử tạ được chia làm cử bổng và cử đẩy. Năm 1891 là năm có ý nghía đặc biệt đối với môn cử tạ, đó là Giải vô địch cử tạ thế giới lần thứ nhất được tổ chức. Và đây cũng là giải vô địch thế giới có niên đại 3 thế kỷ duy nhất trong các môn thể thao thế giới. Vận động viên cử tạ được chia thành nhiều hạng kể từ Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 7 năm 1920, sau đó các hạng cân không ngừng biến hóa và tăng thêm trong suốt 80 năm qua, mãi tới thế kỷ trước do thu hẹp qui mô thế vận hội nên mới có sự thay đổi.

Trong thập niên 40 của thế kỷ 20, Mỹ bắt đầu tổ chức giải vô địch cử tạ nữ, và năm 1987 giải vô địch cử tạ nữ thế giới khóa thứ nhất được tổ chức. Hồi ban đầu môn cử tạ được chia hạng theo thể trọng, hình thức thi đấu gồm hai loại là: một tay cử tạ tay, hai tay cử tạ. Kể từ năm 1920 bắt đầu thi đấu theo hạng cân, hình thức thi đấu gồm: cử bổng một tay, cử bổng hai tay, cử đẩy hai tay, cử đẩy hai tay. Việc chia hạng không ngừng thay đổi, năm 1947 từ 5 hạng chia thành 6 hạng, năm 1951 chia thành 7 hạng, năm 1972 thành 9 hạng và năm 1976 thành 10 hạng. Từ ngày 1-1-1998, cử tạ nam điều chỉnh thành 8 hạng cân gồm: 56kg, 62kg, 69kg, 77kg, 85kg, 94kg, 105kg và trên 105kg. Cử tạ nữ gồm 7 hạng cân là 48, 53, 58, 63, 69, 75 và trên 75kg. Cần tạ dài 2,2m, đường kính 2,8mm, nặng 20kg. Thi đấu diễn ra theo thứ tự cử bổng và cử đẩy. Mỗi trận thi đấu vận động viên được cử 6 lần, cử bổng 3 lần và cử đẩy 3 lần. Trọng lượng cử do vận động viện tự quyết định, mỗi khi tăng thêm phải là bội số của 2,5kg.

Thế vận hội ô-lim-pích chỉ tính thành tích chung cử bổng và cử đẩy, nếu thành tích chung giống nhau thi người nào nhẹ cân hơn sẽ thắng, nếu vẫn giống nhau thi sau khi thi đấu ai cân nhẹ hơn thì người đó sẽ thắng. Cử tạ nam và nữ lần lượt được đưa vào thi đấu tại Ô-lim-pích từ năm 1896 và 1996.