Theo Tân hoa xã: một số chuyên gia kinh tế nhận định bán đảo Sơn Đông Trung Quốc nếu có thể phát huy đầy đủ ưu thế vị trí giáp với Nhật và Hàn Quốc cũng như ưu thế cơ sở công nghiệp đã kiến tạo lên thì có khả năng trở thành khu vực trọng điểm chuyển dịch ngành nghề vòng mới của Nhật và Hàn Quốc.
Tiến sĩ Trần Vĩ, chủ nhiệm đề tài "xây dựng cơ sở ngành chế tạo bán đảo Sơn Đông" từng lưu học ở Nhật cho biết, vành đai kinh tế vòng quanh vịnh Bột Hải đã trở thành cơ sở sản xuất của thế giới về Chíp điện tử, ô-tô, gang thép...trong đó sản lượng Chíp điện tử và Thép đã chiếm gần 1/3 và 1/4 tổng sản lượng của thế giới, sản lượng xe ô-tô con cũng xấp xỉ 1/10 tổng sản lượng thế giới. Cùng với kinh tế khu vực vòng quanh vịnh Bột Hải phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự tập trung của các ngành ô-tô, điện máy, Chíp điện tử cũng như ngành cơ giới thông thường và sự mở rộng của thị trường trong những năm gần đây, sau này sự đầu tư của Nhật và Hàn Quốc vào Trung Quốc, đặc biệt là sự đầu tư vào khu vực vòng quanh vịnh Bột Hải sẽ không ngừng được tăng lên, bán đảo Sơn Đông Trung Quốc có tính tiếp nối rất tốt với hai nước Nhật và Hàn Quốc, có lợi cho bán đảo Sơn Đông tiếp nhận sự chuyển dịch ngành nghề của Nhật và Hàn Quốc.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trường Đại học Thanh Hoa Trương Cung cho rằng: bán đảo Sơn Đông có thể tăng cường sự hợp tác với các khu vực của Nhật trong các ngành Chíp điện tử, ô-tô...Nhu cầu về chíp điện tử của Trung Quốc bình quân mỗi năm tăng với tốc độ 40 o/o, nhưng hiện nay khả năng cung cấp của Trung Quốc chỉ đạt 15 đến 20 o/o. Tăng cường thương mại và đầu tư với Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở thành hướng chiến lược quốc tế chủ yếu của các khu vực ở Nhật.
Được biết, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc hiện đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận sự chuyển dịch của ngành chế tạo Nhật và Hàn Quốc. Các biện pháp cụ thể bao gồm: đẩy nhanh xây dựng chức năng cơ sở hạ tầng ; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành chế tạo, trong điểm phát triển 5 ngành lớn là thiết bị giao thông vận tải, thông tin điện tử cũng như đồ điện gia dụng, dệt-may, hóa chất-y dược và thực phẩm; nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư giàu sức cạnh tranh, trong đó bao gồm thúc đẩy việc xây dựng nền pháp chế đối ngoại, hoàn thiện cơ chế khai thác và sử dụng nhân tài, nâng cấp chất lượng môi trường sống như khám chữa bệnh, học hành, văn hoá vui chơi giải trí, phục vụ cộng đồng...của khu vực bán đảo.
Bán đảo Giao Đông với hạt nhân là Thanh Đảo, Yên Đài và Uy Hải là cánh chim đầu đàn của cơ sở ngành chế tạo bán đảo Sơn Đông, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận chủ yếu sự chuyển dịch ngành nghề của Nhật và Hàn Quốc. Theo thống kê, đến cuối năm 2003, Sơn Đông cả thay thu hút 12,28 tỷ USD đầu tư trực tiếp của Nhật và Hàn Quốc. Ba thành phố Thanh Đảo, Yên Đài và Uy Hải chiếm tới 62,2 o/o tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh Sơn Đông. Sự hợp tác kinh tế giữa 3 thành phố này với Nhật và Hàn Quốc rất tốt, tính bổ sung về ngành nghề khá mạnh, việc xây dựng cơ sở ngành chế tạo hướng tới Nhật và Hàn Quốc rất có ưu thế, hiện đã thu hút rất nhiều các công ty xuyên quốc gia của Nhật và Hàn Quốc như Pa-na-sô-ních, Su-du-ki, Sam-sung, Huyn-đai v v...
|