Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ-một miền quê bao la khô hạn và bán khô hạn ở vùng tây bắc Trung Quốc được mệnh danh là vùng "Giang nam của miền bắc". Tại đây núi non trùng điệp, sông Hoàng Hoàn, sa mạc và ốc đảo tạo thành một cảnh quan độc đáo. Nhưng điều hấp dẫn du khách nhất vẫn không có gì bằng đó là đi tìm lại Nước Tây Hạ cổ bị mất tích.
Đáp tầu từ Bắc Kinh đi về phía tây sau một ngày sẽ đến Ninh Hạ. Dọc đường tàu xuyên qua sa mạc Gô-bi rộng bao la. Nhưng khi đến địa bàn Ninh Hạ, do được sự tưới mát của con sông Hoàng Hà-con sông lớn thứ 2 ở Trung Quốc, cộng thêm dãy núi Hơ-lan ở phía tây che chắn sa mạc, nên hiện ra trước mắt là những ốc đảo xanh thẫm một màu.
Trong lịch sử Ninh Hạ luôn là một miền quê tươi đẹp để lại biết bao truyện kỳ tích ly kỳ. Gần 1 nghìn năm về trước nhiều tín đồ đạo Hồi từ khu vực Trung Á di cư tới đây, đến nay hậu duệ của họ chiếm tới 1/3 trong số hơn 5 triệu dân Ninh Hạ. Ngoài ra, trong một sự kiện xảy ra gần 800 năm trước là vương quốc Tây Hạ, một nước cổ đại lừng danh lấy Ninh Hạ làm đô thành nhưng chỉ sau một đêm đã biến mất. Quãng lịch sử huyền bí của nước Tây Hạ luôn cuốn hút bao đời người sau. Mãi đến nay vẫn còn muôn vàn du khách và các nhà thám hiểm đến với miền đất của nước Tây Hạ cổ xưa để tìm dấu tích của nước Tây hạ trên sa mạc bao la này. Nói đến nước Tây Hạ chúng ta phải ngược dòng lịch sử về tới năm 1038 công nguyên, thủ lĩnh của dân tộc Tang Xiêng Lý Nguyên Hạo vì thấy ưu thế địa lý độc đáo ở đây nên đã dựng lên một vương quốc, lấy thủ phủ Ngân Xuyên của Ninh Hạ ngày nay làm đô thành. Nước Tây Hạ hùng mạnh lên nhanh chóng và hình thành thế kiềng ba chân với nước Tống của người Hán và nước Liêu của người Di-đan lúc bấy giờ.
1 2
|