Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-10-11 16:36:05    
Các hội nghị thượng đỉnh Á Âu từ trước đến nay

cri

Ngày 1-2 tháng 3 năm 1996, hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ nhất được tổ chức tại Băng-cốc, thủ đô Thái Lan. Nhà lãnh đạo hoặc đại diện của 7 nước A-sê-an (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam), TQ, Nhật, Hàn Quốc cùng 15 nước Liên minh Châu Âu (Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Hy Lạp, Ai-len, Hà Lan, Thuỵ Điển, I-ta-li-a, Lúc-xăm-bua và Bồ Đào Nha) cùng Chủ tịch Uỷ ban Liên minh Châu Âu, thảo luận các vấn đề tình hình chính trị và an ninh Á Âu, sự hợp tác kinh tế cùng các lĩnh vực khác Á Âu v.v xoay quanh chủ đề "Xây dựng quan hệ đối tác kiểu mới Á Âu nhằm xúc tiến phát triển". Tại hội nghị, Thủ tướng TQ Lý Bằng đã có bài phát biểu với nhan đề "Xây dựng quan hệ đối tác Á Âu hướng tới thế kỷ 21", đồng thời nêu ra 5 nguyên tắc phát triển quan hệ Á Âu, tức tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng; tìm cái giống nhau, gác lại sự bất đồng, học hỏi lẫn nhau; tăng thêm sự hiểu biết, xây dựng sự tin cậy; cùng có lợi, ưu thế bổ sung cho nhau; hướng tới tương lai, cùng nhau phát triển. Khi kết thúc, hội nghị ra Tuyên bố Chủ tịch, yêu cầu các nước thúc đẩy nền thương mại và đầu tư hai chiều theo nguyên tắc tự do và hệ thống mở cửa; thi hành hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực bồi dưỡng nhân tài, năng lượng và khoa học kỹ thuật; áp dụng đối sách hơn nữa về vấn đề môi trường, chống ma tuý và chống khủng bố; tăng cường giao lưu văn hoá; mở hội thảo kinh tế thương mại dân gian Á Âu. Hội nghị Á Âu lần thứ nhất đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa hai châu lục lớn đã có sự mở đầu tốt đẹp chế độ hoá. Hội nghị Á Âu đã được xác định là cơ chế thảo luận định kỳ giữa nhà lãnh đạo Á Âu, cứ hai năm tổ chức một lần, các nước Châu Á và Châu Âu lần lượt đăng cai.

Tháng 4 năm 1998, Thủ tướng Chu Dung Cơ dự hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ hai tổ chức tại Luân Đôn Anh. Ngày 3-4 tháng 4 năm 1998, hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ hai tổ chức tại Luân Đôn. Nhà lãnh đạo 25 nước Á Âu đã dự hội nghị, Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ đã phát biểu bài nói chuyện với nhan đề "Tăng cường sự hợp tác cùng có lợi, xúc tiến việc cùng nhau phát triển". Hội nghị đã thảo luận tình hình kinh tế tài chính Châu Á, quyết định mở một Quỹ uỷ thác tín dụng hội nghị Á Âu tại Ngân hàng thế giới, để xúc tiến việc điều chỉnh cơ cấu tài chính và cơ cấu kinh tế khu vực Châu Á. Các nhà lãnh đạo dự hội nghị còn thảo luận và trao đổi về các vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm ma tuý và các tội phạm xuyên quốc gia, nhân quyền cũng như các vấn đề quốc tế quan trọng khác. Nhà lãnh đạo các nước đến dự hội nghị còn đã thông qua "Chương trình hành động tiện lợi thương mại" và "Chương trình hành động xúc tiến đầu tư"; đồng thời đã thông qua "Khung hợp tác Á Âu", để chỉ đạo đồng thời phối hợp các nước tham gia hội nghị Á Âu triển khai sự đối thoại và các hoạt động trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tài chính và các lĩnh vực khác. Hội nghị còn quyết định thành lập một "Tiểu ban triển vọng Á Âu", đưa ra dự kiến trung và dài hạn đối với tiến trình hợp tác Á Âu. Hội nghị còn đã ấn định một loạt chương trình hành động tiếp theo, đã ra Tuyên bố 16 điểm và Tuyên bố cuối cùng về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.

Ngày 20-21 tháng 10 năm 2000, hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ ba tổ chức tại Xơ-un. Nhà lãnh đạo hoặc đại diện nhà lãnh đạo 25 nước Á Âu cùng nhà lãnh đạo Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã dự hội nghị. Nhà lãnh đạo các nước dự hội nghị chú trọng thảo luận rộng rãi về các vấn đề hai châu lục Á Ấu triển khai sự đối thoại chính trị và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tình hình an ninh thế giới và khu vực, xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới, đa cực hoá thương mại quốc tế và mở cửa tổ chức khu vực, tăng cường sự hợp tác kinh tế tài chính và giao lưu khoa học kỹ thuật giữa hai châu lục trong thời đại thông tin hoá. Ngoài ra, họ còn thảo luận và đi đến nhận thức chung về các vấn đề cùng quan tâm như văn hoá giáo dục, môi trường, khai thác nguồn nhân lực, tội phạm quốc tế, phúc lợi trẻ em và phụ nữ. Hội nghị đã thông qua văn kiện "Khung hợp tác Á Âu năm 2000", đã ra "Tuyên ngôn Xơ-un hoà bình bán đảo Triều Tiên" và "Tuyên bố Chủ tịch hội nghị Á Âu lần thứ ba". Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ đã dự và phát biểu bài nói chuyện với nhan đề "Phát triển quan hệ đối tác Á Âu trong thế kỷ mới", nêu ra kiến nghị cụ thể về mở rộng và tăng cường hơn nữa sự hợp tác Á Âu trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật v.v.

Ngày 23-24 tháng 9 năm 2002, hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ tư họp tại Cô-pen-ha-ghen, thủ đô Đan Mạch. Tại hội nghị, Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ đã phát biểu bài nói chuyện với nhan đề "Xiết tay cùng mở ra cục diện mới hợp tác Á Âu", nêu ra chủ trương 6 điểm về tăng cường hơn nữa sự hợp tác Á Âu. Tại hội nghị lần này, nhà lãnh đạo hoặc đại diện nhà lãnh đạo các nước cùng Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã trao đổi về vấn đề hợp tác trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, văn hoá v.v. Hội nghị đã thông qua Tuyên ngôn hợp tác chống khủng bố Á Âu, chương trình hợp tác chống khủng bố cùng Tuyên ngôn hoà bình bán đảo Triều Tiên và Tuyên bố Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh.

Ngày 17 tháng 9 năm 2004, nước Chủ tịch luân phiên Liên minh Châu Âu Hà Lan thông qua trang web chính thức của mình tuyên bố, hội nghị thượng đỉnh Á Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội, thủ đô Việt Nam vào ngày 8-9 tháng 10 năm nay sẽ tăng thêm 13 nước dự hội nghị, quan hệ Á Âu và vấn đề nhân quyền sẽ là chủ đề chính của hội nghị lần này ./.