Hội nghị Á Âu, tức hội nghị ASEM là diễn đàn giữa chính phủ 25 nước Á Âu với Uỷ ban Liên minh Châu Âu. Tháng 10 năm 1994, khi đi thăm Pháp, Thủ tướng Xinh-ga-po Gô-chốc-tông đã nêu ra ý tưởng triệu tập hội nghị nhà lãnh đạo Á Âu, xúc tiến sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của hai châu lục Á Âu thông qua đối thoại và hợp tác. Sáng kiến này thuận theo xu thế phát triển mới của thế giới, đã được các nước hữu quan tích cực hưởng ứng. Tháng 3 năm 1995 Hội đồng Bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua nghị quyết ủng hộ việc triệu tập hội nghị Á Âu. Ý tưởng hội nghị Á Âu cũng được các nước A-sê-an nhất trí tán thành, TQ, Nhật và Hàn Quốc cũng tích cực ủng hộ. Hai bên Á Âu đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị cho việc triệu tập hội nghị này.
Ngày 1-2 tháng 3 năm 1996, hội nghị Á Âu lần thứ nhất tổ chức tại Băng-cốc, thủ đô Thái Lan, nhà lãnh đạo 25 nước Á Âu và Chủ tịch Uỷ ban Liên minh Châu Âu đã dự hội nghị, hội nghị Á Âu chính thức khởi động. Tôn chỉ của hội nghị Á Âu là thông qua sự đối thoại, hiểu biết và hợp tác giữa Châu Á, Châu Âu, xây dựng quan hệ đối tác toàn diện kiểu mới Á Âu, tạo điều kiện có lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội Á Âu, giữ gìn nền hoà bình và ổn định thế giới. Theo nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo Á Âu, hoạt động của hội nghị Á Âu sẽ tiến hành nhiều cấp bậc với phương thức phi cơ chế hoá, chủ yếu có: Hội nghị thượng đỉnh, hội nghị ngoại trưởng, hội nghị Bộ trưởng kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật, hội nghị quan chức cấp cao cùng các hành động tiếp theo. Hội nghị thượng đỉnh Á Âu hai năm tổ chức một lần, lần lượt tổ chức tại các nước Châu Á và Châu Âu. Hội nghị ngoại trưởng Á Âu nằm dưới khung hội nghị thượng đỉnh Á Âu. Kể từ năm 2001, hội nghị ngoại trưởng Á Âu từ hai năm tổ chức một lần đổi thành tổ chức hàng năm. Hội nghị Á Âu có 26 thành viên, bao gồm 10 nước Châu Á và 15 nước Châu Âu và Uỷ ban Liên minh Châu Âu.
Tiến trình hội nghị Á Âu phải tuân theo nguyên tắc sau: Cơ sở đối thoại giữa các nước thành viên phải là tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, xúc tiến quyền lợi cơ bản, tuân theo nghĩa vụ luật lệ quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác; tiến trình phải là mở cửa và tiệm tiến, hành động tiếp theo phải tiến hành trên cơ sở hiệp thương nhất trí; mở rộng thành viên mới phải do các nhà lãnh đạo hiệp thương nhất trí quyết định; thông qua đối thoại tăng cường sự hiểu biết và thông cảm để xác định lĩnh vực ưu tiên đồng thời cùng nhau hợp tác ./.
|