Cùng với nhân loại chào đón thế kỷ mới và dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung Quốc---Việt Nam không ngừng thu được tiến triển mới. Đặc biệt là quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển vào chiều sâu, thể hiện lên tương lai phát triển rộng lớn.
Hai nước Trung-Việt phát triển quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại có điều kiện có lợi độc đáo. Hai nước núi sông liền một dải, giữa nhân dân hai nước có tình hữu nghị truyền thống. Trong một năm qua, hai nước tiếp tục duy trì các cuộc thăm viếng cấp cao, cơ chế hợp tác giữa các ban ngành cũng được xây dựng và bắt đầu vận hành. Tháng 5 năm nay, thủ tướng hai nước đạt được nhận thức chung về xây dựng hai hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng-Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và qui hoạch phát triển hợp tác kinh tế-thương mại trung và dài hạn giữa hai nước thuộc vành đai kinh tế vịnh bắc bộ, đồng thời đề xuất đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 10 tỷ USD vào năm 2010. Ngày 30-6 năm nay, hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác nghề cá giữa hai nước đồng thời có hiệu lực. Đây lại là một thành quả quan trọng nữa trong việc giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại giữa hai nước tiếp sau việc ký kết hiệp định phân định biên giới trên đất liền năm 1999 giữa hai nước, không những có lợi cho sự ổn định lâu dài của khu vực vịnh bắc bộ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển quan hệ hai nước. Quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp đã đặt nền tảng tốt đẹp cho hai nước triển khai sự hợp tác kinh tế-thương mại trung và dài hạn.
Hai nước Trung-Việt phát triển hợp tác kinh tế-thương mại có tính bổ sung cho nhau rất mạnh đặc biệt là trong các lĩnh vực hàng hoá, công nghệ, đầu tư, tài nguyên...Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng do nhiều nguyên nhân nên chưa được khai thác tận dụng hữu hiệu. Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã ban hành một loạt các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài, khiến cho môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Cùng với việc khởi động khu thương mại tự do A-xê-an và sau khi khu mậu dịch tự do Trung Quốc—A-xê-an được thành lập, ưu thế khu vực của Việt Nam sẽ càng thêm nổi bật, sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc đặc biệt là các doanh nghiệp vùng miền tây Trung Quốc đi ra nước ngoài.
Quan hệ chính trị hai nước Trung-Việt phát triển tốt đẹp đã thúc đẩy sự hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước không ngừng thu được sự đột phá mới. Năm 2003, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,6 tỷ USD, tăng 42 o/o so với năm 2002. Theo số liệu thống kê mới nhất của Việt Nam, tính đến tháng 7 năm nay kim ngạch thương mại song phương đã đạt 3,749 tỷ USD, tăng 39,32 o/o so với cùng kỳ, dự kiến cả năm sẽ vượt quá 6 tỷ USD, hoàn thành trước thời hạn một năm mục tiêu 5 tỷ USD do lãnh đạo hai nước đề xuất.
Bên cạnh đó đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của phía Việt Nam, tính đến cuối tháng 8, Trung Quốc đã đầu tư vào gần 300 dự án ở Việt Nam với kim ngạch hợp đồng 590 triệu USD, xếp thứ 15 trong 66 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ riêng tháng 8 năm nay Trung Quốc đã đầu tư vào 43 dự án ở Việt Nam với kim ngạch hợp đồng 50,22 triệu USD. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 200 triệu Nhân dân tệ và cho vay ưu đãi hơn 300 triệu USD, giúp Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt và một số doanh nghiệp sản xuất quan trọng. Hiện nay, hai nước đang thảo luận qui hoạch hợp tác trung và dài hạn giữa hai nước, nghiên cứu triển khai hợp tác các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp quan trọng, tạo điều kiện thuận tiện và môi trường đầu tư tốt đẹp cho doanh nghiệp hai nước để không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng hợp tác kinh tế-thương mại song phương.
|