Lật lại những thống kê về xây dựng thành thị ở Trung Quốc sẽ nhận thấy ngay một cụm số liệu sau đây: từ năm 1978—2003, tỷ lệ đô thị hóa đã từ 17,92 o/o tăng lên tới 40,53 o/o, mỗi năm tăng gần 1 o/o.
Đối với người dân thường mà nói tỷ lệ đô thị hoá là một danh từ còn khá xa lạ, nó hình như có khoảng cách rất xa với cuộc sống hàng ngày. Nhưng trong thực tế tỷ lệ đô thị hoá có liên quan rất mật thiết với đời sống của mọi người. Đô thị hóa là một quá trình lịch sử mà phương thức sản xuất và đời sống của nhân loại từ loại hình nông thôn chuyển sang loại hình thành thị, chủ yếu được thể hiện qua quá trình dân số nông thôn chuyển thành dân số thành thị cũng như thành thị không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Tỷ lệ đô thị hoá đạt tới 40,53 o/o có nghĩa là một phần ba dân số ở Trung Quốc đã có cuộc sống của người thành thị.
Nhìn lại tiến trình phát triển đô thị hóa ở Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn: Một là, hồi đầu thành lập Nước Trung Hoa mới cả nước chỉ có 136 thành phố, hơn 5400 thị trấn, tỷ lệ đô thị hóa là 10,6 o/o. Từ năm 1949—1957, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thúc đẩy thành thị phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa đã từ 10,6 o/o tăng lên tới 15,39 o/o.
Hai là, sau năm 1958 cơ bản ở trong tình trạng đình trệ.
Ba là, sau năm 1978, kinh tế phát triển đã thúc đẩy thành thị phát triển. Đặc biệt là trong gần 10 năm trở lại đây thu nhập bình quân đầu người và đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được nâng cao rất lớn. Hiện nay cả nước có 660 thành phố, 20600 thị trấn với tổng dân số 502 triệu người.
Thành phố là tiêu chí của nền văn minh hiện đại, đô thị hóa không những là sự tập trung vào thành phố của dân số, của cải, công nghệ và dịch vụ mà còn nói lên ngày càng có nhiều người vào sinh sống trong thành thị, phương thức sinh hoạt và sản xuất vốn có đã thay đổi và được hưởng nền văn minh hiện đại của thành thị. Sự biến đổi này không phải là quá trình lưu động dân số từ nông thôn đến thành thị một cách đơn giản, cũng không phải là quá trình qui hoạch khu hành chính từ nông thôn chuyển thành thành thị. Đằng sau của tiến trình đô thị hoá cần phải có sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thành thị, sự tăng cường về chức năng thành thị, sự gia tăng của sức chở thành thị và môi trường cư trú được cải thiện.
Hiện nay bất kể các thành phố lớn, vừa hay thị trấn nhỏ đều có sự biến đổi từng ngày. Bất kể những kiến trúc, đường sá, giao thông, xanh hóa thể hiện trước mặt mọi người hay hệ thống cấp và thoát nước, cấp điện, khí...nằm sâu dưới lòng đất đều vì tạo ra một môi trường sống thuận tiện cho mỗi con người sinh sống trong thành thị.
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị của Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2003, tổng chiều dài đường bộ của các thành phố lên tới 208 nghìn km với tổng diện tích mặt đường 3,16 tỷ mét vuông, bình quân đầu người đạt 9,34 mét vuông. Diện tích xanh hóa của các thành phố lên tới 822 nghìn ha, cả nước có 220 nghìn mét vuông xanh hóa công cộng, bình quân đầu người đạt 6,49 mét vuông.
Bên cạnh đó chức năng phục vụ của thành thị không ngừng được tăng cường. Việc cấp nước của thành thị không ngừng được đẩy mạnh, hiện nay tổng khối lượng nước cung cấp lên tới 47,5 tỷ mét khối, tỷ lệ phổ cập nước máy của thành thị đạt tới 86,2 o/o. Kết cấu cung cấp chất đốt của thành thị tiếp tục được điều chỉnh, tỷ lệ phổ cấp khí thiên nhiên đạt 76,7 o/o. Năng lực phục vụ của các cơ sở giao thông công cộng thành thị được nâng cao, các thành thị trong cả nước có 259 nghìn xe buýt, và 903 nghìn xe Ta-xi.
|