Đấu kiếm trong thời cổ là dùng cây Thương không mũi nhọn, kiếm không có đường rãnh và lá chắn tiến hành thi đấu, người bị đụng kiếm hoặc bị thương nhẹ sẽ thua. Đấu kiếm trong thời trung cổ ở Châu Âu được coi là thiêng liêng, và cũng là một trong 7 sự cao thượng của kỵ sĩ. Tây Ban Nha được coi là cái nối của môn đấu kiếm hiện đại, bởi vi Đô-lây-đơ, người Tây Ban Nha đã cải tiến và chế tạo ra loại kiếm thanh cảnh chất lượng cao. Người I-ta-li-a đã trước tiên tiến hành đúc kết và qui phạm kỹ thuật đấu kiếm. Kiếm vốn là một loại binh khí được sử dụng phổ biến trong thời cổ, hình thức của nó có sự khác nhau ở các nước và khu vực, đồng thời không ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử.
Kiếm sử dụng trong thi đấu là bắt nguồn từ Châu Âu, được chia thành 3 loại là liễu kiếm, gươm và chiếm ba cạnh. Sự miêu tả về đấu kiếm sớm nhất là được thể hiện qua bức phù điều ở một đền thần ở Ai-cập, đền này được xây dựng vào năm 1190 trước công nguyên. Các cuộc thi đấu trong thời cổ La-mã là để mua vui cho những chủ nô lễ. Trong thời trung cổ ở Châu Âu, Kiếm là vũ khí mang theo người của tầng lớp qúi tộc và kỵ sĩ, kiếm cũng từ thô và nặng dần dần trở thành nhẹ và thanh thoát. Để nâng cao kỹ thuật, các nước Châu Âu còn xuất hiện nhiều hiệp hội ngành và trường học dạy đấu kiếm.
Cuối thế kỷ 19, đấu kiếm trở thành một môn thể thao thi đấu, năm 1882 Nước Pháp thành lập hiệp hội kiếm đầu tiên trên thế giới, năm 1893 Mỹ cũng thành lập hiệp hội kiếm nghiệp dư. Ngày 29-11-1913 đã thành lập Liên đoàn Kiếm Thế giới tại Pa-ri. Năm 1896 môn đấu kiến được đưa vào thi đấu tại Ô-lim-pích và là môn duy nhất chỉ cho các vận động viên nhà nghề tham gia. Cuộc thi được diễn ra trên một sân rộng 4 mét, dài 14 mét. Vận động viên chỉ được tiến lên hoặc lùi xuống chứ không được di động sang phải hoặc trái. Vận động viên phải đội mũ và mặc áo giáp che chắn cho thân thể. Khi bị đâm trung đèn sẽ bật sáng màu đỏ hoặc màu xanh, nếu đâm vào những bộ phận không được tính điểm thì đèn sẽ bật mầu trắng.
Liễu kiếm còn gọi là kiếm nhẹ. Thế kỷ 17, để phối hợp với thời trang lúc đó, trong cung đình ở Pháp xuất hiện một loại kiếm ngắn và nhẹ, tức tiền thân của liễu kiếm. Thanh kiếm được làm từ loại thép có tính đàn hồi, dài không quá 110cm, nặng nhất 500g. Thi đấu liễu kiếm chỉ được đấm chứ không được chém, năm 1955 sử dụng thiết bị trọng tài điện.
Kiếm ba cạnh xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, ban đầu chủ yếu dùng trong thi đấu của các đấu sĩ. Lưỡi kiếm làm bằng thép, hình ba cạnh, dài không quá 110cm, nặng nhất 170g. Trong thi đấu chỉ được đâm chứ không được chém. Năm 1931 sử dụng thiết bị trọng tài điện.
Gươm là do người I-ta-li-a Ra-đê-li sáng chế từ một loại gươm cong sử dụng trong kỵ binh Hung-ga-ri. Gươm được làm bằng thép, có lưới gươm và sống gươm, dài không quá 105cm, nặng nhất 500g. Trong thi đấu có thể chém. Bộ phận được tính điểm là từ thắt lưng trở lên như thay, đầu, cổ, ngực. Năm 1989 sử dụng thiết bị trọng tài điện.
|