Từ cuối thập niên 70 đến nay , nông thôn TQ đã bắt đầu từng bước thực thi chế độ trách nhiệm khoán gia đình , phương thức này không những phát huy đầy đủ tính tích cực sản xuất của nông dân , mà còn đưa nông dân đi lên con đường khá giả .
Năm 1958 , phong trào công xã nhân dân từng khiến nông dân TQ thực hiện chủ nghĩa bình quân tuyệt đối về lao động và phân phối , thậm chí đến mức có cơm là cùng ăn chung. Kết quả cơm càng ăn càng ít , cuộc sống ngày càng càng kham khổ .
Đến cuối thập niên 70 , bất chấp nguy hiểm sẽ bị ' cắt đuôi tư bản chủ nghĩa' , một số nông dân ở tỉnh An Huy đã khoán ruộng trồng lúa mì và hạt cải ép dầu đến tận gia đình , triển khai phong trào ' chế độ khoán gia đình ' . Chính Thôn Tiểu Cương ở huyện Phượng Dương là nơi bắt nguồn của cuộc cải cách này , đó tức là hiệp nghị bí mật về trách nhiệm khoán có lăn dấu tay của các cán bộ và mười mấy gia đình nông dân . Hiệp nghị viết , nếu như cán bộ thôn phải đi tù , thì bà con nông dân cam kết sẽ nuôi con cái của cho đến 18 tuổi . Nhưng rút cuộc không có xuất hiện tình hình bị tù giam hoặc chặt đầu , song kết quả khoán gia đình đã tăng nhanh tiến độ sản xuất và tranh thủ được mùa gieo trồng , đó chính là mô hình bước đầu của " chế độ khoán gia đình " .
Tháng 9 năm 1980 , Trung Ương Đảng cộng sản TQ đã ra văn kiện số 75 nổi tiếng lúc bấy giờ , khẳng định đầy đủ hình thức của chế độ khoán gia đình . Chế độ khoán , không dấu giếm , nộp đủ lương thực cho nhà nước , dành đủ lương thực cho tập thể , toàn bộ lương thực còn lại là của mình . Do chế độ khoán gia đình đã phá bỏ triệt để bình quân chủ nghĩa nông nghiệp về sản xuất , kinh doanh và phân phối, mang lại quyền tự chủ thật sự cho bà con nông dân , bởi vậy đã được nông dân các nơi TQ hoan nghênh rộng khắp . Đến năm 1981 , chế độ khoán gia đình đã được phổ biến tại phần lớn khu vực thuộc vùng nông thôn TQ .
Sau đó , chính phủ TQ không ngừng hoàn thiện chế độ khoán gia đình , gia hạn thời hạn khoán ruộng đất , khuyến khích nông dân phát triển kinh doanh nhiều loại , giúp các vùng nông thôn rộng lớn nhanh chóng vùng thoát khỏi tình trạng nghèo khó và từng bước đi lên con đường khá giả .
|