Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-28 11:40:44    
Dân tộc Bạch

Xin Hua

Đồng bào dân tộc Bạch chủ yếu tập trung sinh sống tại châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý tỉnh Vân Nam, còn lại thì rải rác ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu và Hồ Nam v,v.

Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý có núi Thương Sơn với tuyết trắng che phủ hàng năm, có sông Nhĩ Hải với sóng xanh biếc. Đại Lý được gọi là "Thuỵ Sĩ phương Đông", "Xứ sở gạo trắng nước trong".

Dân tộc Bạch có ngôn ngữ thuộc nhánh ngôn ngữ dân tộc Bạch nhóm tiếng Tạng—Miến ngữ hệ Hán--Tạng. Phần lớn đồng bào dân tộc Bạch am hiểu tiếng Hán, và tiếng Hán là phương tiện giao tiếp giữa dân tộc Bạch với các dân tộc khác.

Dân tộc Bạch là một dân tộc có lịch sử lâu đời, có nền văn hóa khoa học chói lọi huy hoàng. Trong các lĩnh vực như thiên văn, lịch pháp, khí tượng, y học, văn học v,v, dân tộc Bạch đều có nhiều sáng tạo và tác phẩm ưu tú. Ba ngôi tháp ở Chùa Sùng Thánh Đại Lý, tượng phật Hang đá Thạch Bảo Sơn Kiếm Xuyên, "Bức tranh đất nước Nam Chiếu" và "Bức tranh Đại Lý" đều thể hiện tài năng xuất sắc của đồng bào dân tộc Bạch về kiến trúc, điêu khắc và hội họa v,v.

Đồng bào dân tộc Bạch chủ yếu làm nghề nông nghiệp và ngư nghiệp. Khu vực họ tập trung sinh sống đã trở thành một trong những khu vực sản xuất lương thực chủ yếu ở biên cương Tây Nam Trung Quốc.

Nếu khách đến các làng dân tộc Bạch đúng vào ngày lễ hội, thì chắc chắn sẽ được tiếp đón rất chu đáo như khách quý. Dân tộc Bạch là một dân tộc biết lễ hiếu khách, họ tiếp khách bằng lễ "ba chén chè", một nghi lễ dành cho quý khách. Chén chè đầu tiên, đồng bào dân tộc Bạch chọn lá chè to và có vị hơi đắng, cho vào cóng chè nhỏ, sấy bằng lửa nhỏ, rồi pha bằng nước sôi. Chè này tuy thơm, nhưng cũng rất đắng, nên được gọi là "chè đắng". Chén chè thứ hai được thêm vào đường đen, một loại thực phẩm chế biến từ sữa, quả hạch đào và vừng, chén chè này hương thơm ngon miệng, cho nên được gọi là "chè ngọt". Chén chè thứ ba được thêm vào mật ong và 4-6 hạt hoa tiêu, nên có vị vừa ngọt vừa đắng, vừa tê vừa cay, được gọi là "chè dư vị". Hiện nay, ba chén chè với sức hấp dẫn độc đáo của mình đã trở thành tục lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Bạch dùng để tiếp đón khách trong và ngoài nước.

Dân tộc Bạch là một dân tộc rất yêu nghệ thuật, kiến trúc nhà ở của họ đã thể hiện đầy đủ điều này.

Đồng bào dân tộc Bạch rất coi trọng xây dựng cổng chào, tường ngăn cửa, điêu khắc trên cửa và cửa sổ cũng như tranh vẽ trên tường chính.

Tường ngăn cửa là một phần không thể thiếu trong kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc Bạch, trong vườn có bức tường ngăn cửa, ngoài nhà cũng có bức tường ngăn cửa, ngoài làng cũng có bức tường ngăn cửa, do vậy có thể thấy rõ tác dụng và tầm quan trọng của tường ngăn cửa. Tường ngăn cửa xây bằng gạch ngói, mặt chính có viết những lời chúc tốt lành như "Phúc tinh cao chiếu", "Tử khí đông lai" và "Hổ ngọa hùng cương" v,v. Trước tường ngăn cửa có bồn hoa lớn, các bồn hoa có hình dáng khác nhau, trong có trồng rất nhiều chủng loại hoa và cây, 4 mùa hương hoa thơm ngát.

Đối với đồng bào dân tộc Bạch mà nói, tháng 3 mùa xuân là thời tiết đẹp nhất. Núi Thương Sơn có màu xanh lộ ra từ núi tuyết, sông Nhĩ Hải có sóng xanh biếc, hoa trà mi tranh nhau nở, tất cả các cảnh tượng như vậy hình thành một bức tranh đẹp đẽ. Nhưng mà, đồng bào dân tộc Bạch ca ngọi tháng ba ở Đại Lý, là vì một nguyên nhân quan trọng hơn là: tháng 3 chính là thời gian lễ hội "Tam Nguyệt Nhai" một năm một lần được diễn ra.

Tam Nguyệt Nhai là lễ hội long trọng nhất của đồng bào dân tộc Bạch với mục đích cầu xin được mùa. Hàng nằm từ ngày rằm đến ngày 20 tháng 3 âm lịch diễn ra dưới chân núi Điểm Thương. Lễ hội Tam Nguyệt Nhai cũng tạo cơ hội tốt đẹp cho thanh niên nam nữ dân tộc Bạch được làm quen với nhau và tìm được người yêu. Ở Đại Lý, suối bươm bướm là chỗ những người yêu nhau thích đến nhất. Truyền thuyết rằng, một đôi thanh niên nam nữ nhảy xuống đầm để bảo vệ tình yêu kiên trinh của họ, rồi biến thành bươm bướm, cho nên suối bươm bướm trở thành thắng cảnh lãng mạn nhất ở Đại Lý. "Tháng ba Đại Lý phong cảnh đẹp, bên suối bươm bướm rất thích hợp chải đầu và trang điểm, bươm bướm bay đến đây ăn mật hoa, em chải đầu là vì ai?" Bài hát êm tai này mang lời chúc tốt lành của lễ hội Tam Nguyệt Nhai, bay khỏi Đại Lý, bay đi khắp nơi đất nước Trung Quốc.