Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-27 17:11:01    
Cuộc sống của nhà sư ở chùa Tây Tạng

cri

Nghe Online

Tây Tạng là một mảnh đất thần kỳ, non nước và đền chùa ở Tây Tạng đều rất huyền bí bởi tôn giáo. Phần lớn người Tạng sống ở Tây Tạng đều tin theo phật giáo Tây Tạng, phương thức tín ngưỡng tôn giáo thành kính nhất của họ là đi tu ở chùa. Trong chương trình "Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa" hôm nay, Duy Hoa xin hướng dẫn các bạn đến chùa Tây Tạng, đi tìm hiểu cuộc sống của nhà sư.

Lô-xan-tài-rang là một nhà sư đi tu không lâu, năm nay 14 tuổi. Phóng viên gặp em trước Chùa Dai-bung ở ngoại ô thành phố La-xa, em đang cùng mấy bạn vừa phơi nắng vừa xem du khách đi qua, có vẻ rất nhàn nhã. Xem hình dáng hiếu kỳ, ngây thơ của em Lô-xan-tài-rang, phóng viên chuyện trò với em về cuộc sống ở chùa.

Em Lô-xan-tài-rang bảo cho phóng viên biết, cuộc sống ở chùa của nhà sư giống với cuộc sống học sinh ở trường, hàng ngày phải lên lớp, chủ yếu học tiếng Tạng và kinh đơn giản, ở chùa có giáo viên dạy học và chăm sóc họ. Vì em Lô-xan-tài-rang tuổi còn nhỏ, nên nhiệm vụ học tập của em không nặng nề, ngoài học tập ra, em còn có các hoạt động ngoài giờ học rất phong phú. Chẳng hạn, em và các nhà sư khác có thể đá bóng, chơi bóng rổ, hoặc xem một số sách văn học. Khi kể đến những việc này, em Lô-xan-tài-rang rất vui, em cho biết:

"Chúng em có ra-đi-ô, có thể nghe đài, chương trình phát thanh có tiếng Tạng và tiếng Hán, em thích nhất là xem phim võ hiệp và phim truyền hình nhiều tập. Em đến chùa tu hành đã ba năm rồi, em còn phải tiếp tục học ở đây 10 mấy năm nữa."

Qua chuyện trò với Lô-xan-tài-rang, chúng tôi biết rằng, những nhà sư nhỏ tuổi này đã coi chùa là trường học nội trú. Trong quan niệm của người Tạng, điều này không sai, vì từ xưa đến nay các chùa ở Tây Tạng đều chịu trách nhiệm truyền bá văn hóa. Trước kia người Tạng muốn học tập kiến thức, phải đến chùa đi tu. Hiện nay, tuy giáo dục cho số đông ở Tây Tạng đã rất phổ biến, nhưng chỉ có chùa mới có tài liệu nghiên cứu hoàn hảo nhất về kiến thức văn hóa truyền thống của dân tộc Tạng.

Nói chung, các chùa phật giáo Tây Tạng đều có học viện nghiên cứu lý luận về giáo nghĩa phật giáo, học viện thiên văn lịch pháp, học viện nghệ thuật âm nhạc hội họa và học viện y học Tây Tạng v,v. Các nhà sư tu hành ở chùa có thể tùy theo sở thích của mình chọn vào học viện có chuyên môn tương ứng để học tập. Sau khi học xong chương trình do chùa sắp xếp, các nhà sư còn phải trải qua cuộc thi nghiêm ngặt, thi đỗ mới có thể tốt nghiệp.

Ngoài học tập kinh phật thiết yếu ở chùa ra, các nhà sư có thể tùy theo hứng thú của mình chọn học những chương trình khác, đồng thời còn có thể chọn giáo viên của mình. Phần lớn các giáo viên ở chùa là nhà sư có kiến thức sâu rộng, ngoài dạy học ra, họ còn là giáo viên hướng dẫn đạo đức và hành vi, là giáo viên hướng dẫn tâm linh của nhà sư trẻ.

Nai-rang là một giáo viên của chùa Dai-bung, thầy phụ trách dạy kinh cho các nhà sư mới vào chùa tu hành. Thầy nói với phóng viên về công tác của mình:

"5 giờ rưỡi hàng ngày chúng tôi dậy, rồi đến Đại kinh đường tụng kinh, nghỉ một lát thì bắt đầu lên lớp. Buổi chiều phải tiếp tục học, buổi tối còn có buổi tự học. Các học sinh học tập đều rất tự giác, nên tôi dạy học cảm thấy rất nhẹ nhàng."

Ngoài việc học tập ngày thường ra, các nhà sư ở chùa còn phải dành một phần thời gian để làm việc cúng bái và những công tác chuẩn bị tương quan. Phật giáo Tây Tạng có rất nhiều ngày lễ, cứ đến một ngày lễ, chùa đều phải tổ chức hoạt động chúc mừng long trọng, cho nên các nhà sư phải luyện tập điệu múa cúng tế, đọc thuộc lòng kinh phật, làm khí cụ dùng trong lễ cúng bái. Những hoạt động này đều phải mất nhiều thời gian và công phu.

Tụng kinh là công tác bắt buộc hàng ngày. Ngày thường các nhà sư phải tụng kinh hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Khi tụng kinh, mọi nhà sư trong chùa đều phải tập trung ở Đại Kinh Đường đọc kinh. Đối với đa số nhà sư mà nói, đọc kinh, tìm hiểu ý nghĩa cao siêu của kinh Phật là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Họ thường xuyên thông qua hình thức "biện luận" để tăng thêm hiểu biết đối với kinh Phật.

"Biện luận kinh văn" là một phần đặc sắc nhất trong việc học tập Phật giáo Tây Tạng, hình thức thông thường là hai nhà sư một nhóm, một người hỏi về vấn đề trong kinh Phật, người khác trả lời. Trong kiểu vấn đáp như thế này, họ phải đứng với tư thế hai chân như một chiếc cung và nghiêng người, rồi đập mạnh vào tay nhau và nêu ra câu hỏi, trông rất khí phách. Ở đa số chùa Phật giáo Tây Tạng, đều có một sân nhỏ dành riêng cho hoạt động biện luận kinh văn. Buổi chiều hàng ngày, hai ba nhà sư một nhóm tiến hành biện luận kinh văn ở sân, họ trao đổi hiểu biết đối với kinh văn và tập luyện khả năng khẩu ngữ.

Sở dĩ các nhà sư ở chùa học tập chăm chú như vậy, là nhằm thi đỗ và lấy học vị Phật Học. Học vị Phật giáo Tây Tạng có tên là Ghê-sơ, có một hệ thống chế độ học tập hết sức nghiêm chỉnh. Học xong tất cả chương trình trung bình phải mất khoảng 35 năm.

Với sự phát triển của thời đại, hiện nay trong cuộc sống của các nhà sư trong chùa đã có ngày càng nhiều phương án lựa chọn. Ngoài giờ học hành, họ có thể làm những việc họ thích. Ví dụ, hiện nay, rất nhiều chùa Phật giáo Tây Tạng đã trở thành nơi thăm quan của du khách, nhiều nhà sư ở chùa làm hướng dẫn viên giới thiệu với du khách về văn hóa Phật giáo Tây Tạng và nghệ thuật tôn giáo. Để tiếp đón du khách nước ngoài, không ít nhà sư còn học tiếng nước ngoài, họ có thể trao đổi lưu loát với du khách nước ngoài. Hiện nay, cuộc sống của các nhà sư ở chùa đã ngày càng phong phú.