Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-24 14:43:50    
Con đường tơ lụa - hành lang giao lưu của nền văn minh đông tây

Xin Hua
Thông qua công trình khai quật di chỉ Nam Thị ở thành phố Lạc Dương nhằm tìm kiếm bằng chứng khởi điểm của con đường tơ lụa lịch sử, cũng như Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về con đường tơ lụa sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay tại Tây An, người ta thấy con đường tơ lụa từng góp phần quan trọng vào sự giao lưu hội nhập của các nước dọc con đường này, một lần nữa lại trở thành mặt bằng giao lưu hợp tác đông tây, và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.

Đội trưởng đội Đường Thành Lạc Dương của viện khảo cổ thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, tiến sĩ Trần Lương Vĩ nói, về khởi điểm của con đường tơ lụa có hai thuyết, thuyết "một trung tâm" cho rằng nó ở Lạc Dương hay Tây An, thuyết "đa trung tâm" cho rằng nó ở Tây An, Lạc Dương, Thành Đô hay Quảng Châu. Dù trong nghiên cứu học thuật còn nhiều quan điểm ngược nhau, nhưng con đường tơ lụa vẫn được các giới nghiên cứu công nhận là hành lang quan trọng của sự giao lưu nền văn minh đông tây.

Trước kia chưa có tên gọi thống nhất cho hành lang qua lại của đông tây này. Những năm 70 thế kỷ 19, nhà địa lý học người Đức Ri-xi-phên gọi con đường giao thông buôn bán tơ lụa chính giữa đời nhà Hán với vùng miền nam, miền tây trung Á và Ấn Độ là con đường tơ lụa. Sau đó, trong cuốn "Con đường tơ lụa cổ đại giữa Trung Quốc và Xy-ri" xuất bản đầu thế kỷ 20, nhà sử học người Đức Hê-man căn cứ cổ vật và tư liệu khảo cổ mới phát hiện, kéo dài con đường tơ lụa xuống tận bờ tây Địa Trung Hải và tiểu Á, xác định nội dung cơ bản của con đường tơ lụa la,̀ hành lang buôn bán trên đường bộ từ cổ đại Trung Quốc xuyên qua trung Á rồi hướng tới nam Á, tây Á, châu Âu và bắc Phi.

Tiến sĩ Trần Lương Vĩ cho biết, theo bước chân thời đại, con đường tơ lụa đã trở thành tên gọi chung của tất cả hành lang mà cổ đại Trung Quốc giữ mối giao lưu chính trị, kinh tế, văn hoá với phương tây. Về đường bộ, có Con đường tơ luạ tây bắc là hành lang nhà nước do Trương Khiên đời Tây Hán khai thông tới tây vực, ngoài ra còn có Con đường tơ lụa thảo nguyên theo hướng bắc tới cao nguyên Mông Cổ, sang hướng tây đi dọc phía bắc triền núi Thiên Sơn rồi tiến vào Trung Á; Con đường tơ lụa tây nam theo đường rừng gập nghềnh từ Tây An tới Thành Đô rồi đến Ấn Độ; đồng thời còn có con đường tơ lụa trên biển xuất phát từ các thành phố ven biển Quảng Châu, Tuyền Châu, Hàng Châu, Dương Châu, từ Nam Dương tới biển A Rập, thậm chí vươn tới bờ biển đông châu Phi.

Các nhà nghiên cứu ví con đường tơ lụa như một dải lụa rực rỡ nối liền châu Á, châu Âu cổ đại với nền văn minh cổ đại châu Phi. Chính những con đường tơ lụa này đã đưa bốn phát minh lớn của Trung Quốc là kỹ thuật làm giấy, in ấn, thuốc nổ và kim chỉ nam, cũng như kỹ thuật nuôi tằm dệt lụa và sản phẩm lụa gấm sặc sỡ, chè, đồ gốm sứ tới khắp thế giới. Bên cạnh đó, các thương gia Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa đưa giống ngựa Hãn huyết, nho, phật giáo Ấn Độ, âm nhạc, nhạc cụ, thiên văn học tây vực, bông, cây thuốc lá châu Mỹ về Trung Quốc, nền văn minh đông tây không ngừng đổi mới phát triển trong quá trình giao lưu và hội nhập.