Mỗi khi mọi người đi qua thành lầu Thiên An Môn vào ngày lễ, thường nhìn lên 8 chiếc đèn lồng đỏ và 8 lá cờ đỏ tung bay trên thành lầu, cũng như tấm ảnh Mao Chủ tịch treo trên tường và hai tấm biểu ngữ treo hai bên với lòng tôn kính, người thiết kế ban đầu của tất cả những thứ đó lại là hai người Nhật.
Tháng 9 năm 1949, Trung ương đảng giao công tác bố trí thành lầu Thiên An Môn cho quân khu Hoa Bắc, sau cùng giao cho đoàn văn công quân khu với lực lượng sáng tác chủ yếu là hai người Nhật.
Thiên An Môn ngày xưa là tượng trưng của phong kiến cổ, thành lầu nghiêm trang lạnh lẽo, làm thế nào khiến Thiên An Môn hoàn toàn đổi mới trước mặt nhân dân, tăng thêm không khí ngày lễ cho nhân dân TQ? Hai người Nhật đã phác ra mấy chục bức tranh, cuối cùng lấy một bản ưng ý nhất trình lên trên, chuyển đến Thủ tướng Chu Ân Lai phê duyệt. Bức tranh dự thảo rất nhanh được phê duyệt, song muốn thực hiện phương án không phải chuyện dễ, chỉ riêng 8 chiếc đèn lồng, mỗi chiếc to mười mét khối, tìm khắp Bắc Kinh đều không có, đành phải mời các nghệ nhân già trước đây làm đèn lồng cho cung đình, đến làm đèn lồng dưới sự chỉ đạo cụ thể của hai người Nhật. Rạng sáng ngày lễ dựng nước, Thủ tướng Chu Ân Lai đã đến thành lầu Thiên An Môn kiểm tra và nghiệm thu lần cuối cùng.
Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: "Lễ mừng dựng nước phải bắn 28 phát đạn đại bác chào mừng". Lý do là đảng cộng sản TQ vừa tròn 28 tuổi, 28 phát đạn đại bác là mừng cho lịch sử đảng 28 năm. Mà lúc đó lễ nghi cao nhất nước ngoài là bắn 21 phát đạn đại bác .
|