Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-22 16:44:28    
Thể dục dụng cụ

Xin Hua
Cụm từ Thể dục dụng cụ là đến từ tiếng Hy Lạp cổ, ý nói là ký nghệ khoả thân, có liên quan với tập luyện thể thao khoả thân. Thể dục dụng cụ có lịch sử lâu đời ở các nước Trung Quốc, Ấn-độ, Ai-cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, nó có từ thời viễn cổ, các động tác thể thao hô hấp được gọi là Giô-ga đến nay vẫn được lưu truyền rộng rãi ở Ấn-độ. Thể dục dụng cụ thi đấu hiện đại được bắt nguồn ở Châu Âu thế kỷ 18, có hai trường phái lớn là trường phái thể dục dụng cụ Đức và thể dục dụng cụ Thụy Điển.

Tại Đại hội Ô-lim-pích đầu tiên năm 1896 đã có môn thi thể dục dụng cụ nam, trong mấy khoá đầu thế vận hội ô-lim-pích các môn thi tương đối rời rạc, thậm chí có cả các môn thi như chạy, nhảy xa, leo dây...Đến thập niên 20 của thế kỷ 20, Liên đoàn thể dục dụng cụ thế giới đã kết hợp hai trường phái của Đức và Thụy Điển lại với nhau, xác lập nên các nội dung thể dục dụng cụ thi đấu. Các nội dung thi đấu của nam gồm 6 nội dung là thể dục tự do, ngựa tay quai, vòng treo, nhảy ngựa, xà kép, xà đơn. Của nữ gồm 4 nội dung là thể dục tự do, xà lệch, cầu thăng bằng và nhảy ngựa, đồng thời được chia thành giải đồng đội, giải cá nhân toàn năng và giải đơn.

Giải đồng đội: mỗi đoàn thể thao cử 6 vận động viên tham gia, mỗi nội dụng có các động tác qui định, sau đó làm động tác tự chọn, cộng số điểm của hai động tác để xếp hạng và ngôi thứ. Điểm tối đa của nam là 600 điểm, của nữ là 400 điểm. Các vận động viên xếp 36 ngôi đầu ở nội dung cá nhân toàn năng giải đồng đội sẽ tham gia chung kết toàn năng. Các vận động viên xếp 8 ngôi đầu của các nội dung sẽ tham gia chung kết nội dung đó. Giải đồng đội nam và nữ lần lượt được đưa vào thi đấu tại Ô-lim-pích từ năm 1904 và 1928.

Cá nhân toàn năng: hay còn gọi là chung kết cá nhân toàn năng. Mỗi đoàn thể thao nhiều nhất chỉ được cử 3 vận động viên tham gia, chỉ những vận động viên xấp trong 36 ngôi đầu cá nhân toàn năng trong giải đồng đội mới có tư cách tham gia và chỉ thi các động tác tự chọn. Cộng một phần hai số điểm của vận động viên trong các động tác qui định và tự chọn trong giải đồng đội với số điểm của động tác tự chọn trong giải cá nhân toàn năng để xếp ngôi thứ của vận động viên. Điểm tối đa của vận động viên nam là 120 điểm, của nữ là 80 điểm. Từ đại hội Ô-lim-pích năm 1992, điểm đồng đội không đưa vào giải cá nhân toàn năng, chỉ lấy thành tích trong các động tác tự chọn để xếp ngôi thứ, điểm tối đa của nam là 60 điểm, của nữ là 40 điểm. Giải cá nhân toàn năng của nam và nữ lần lượt đưa vào thi đấu chính thức tại thế vận hội năm 1900 và 1952.