Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-21 15:22:53    
Bài 3 của cuộc thi "55 năm Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa "

cri

Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập 55 năm nay, vẫn trước sau thi hành chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và cùng phồn vinh, thông qua chế độ tự trị khu vực dân tộc để khiến chính sách này được thi hành triệt để. Trong 34 khu hành chính cấp tỉnh trong cả nước thì có 5 Khu tự trị dân tộc thiểu số, các dân tộc chính trong 5 Khu tự trị này gồm Mông Cổ, Vây Ua, Hồi, Choang và dân tộc Tạng. Ngoài 5 Khu tự trị này ra, tại nhiều tỉnh của TQ còn thành lập khá nhiều Châu tự trị và Huyện tự trị dân tộc thiểu số, nhân dân các dân tộc đã thi hành đầy đủ quyền tự trị trong phạm vi cư trú của dân tộc mình. Hiện nay, diện tích khu tự trị chiếm trên một nửa diện tích của cả nước.

Hiến pháp TQ quy định, về công việc dân tộc, TQ thi hành chế độ tự trị khu vực dân tộc. Chế độ này được bắt đầu thực thi từ ngày thành lập Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đứng trước bối cảnh cả nước đang ra sức thúc đẩy xây dựng pháp chế, TQ đã ấn định ra "Luật tự trị khu vực dân tộc", khiến chế độ tự trị khu vực dân tộc của nhà nước được cố định bằng hình thức luật chuyên môn, làm phong phú thêm về nội dung tự trị.

Khi đề cập tới nội dung chính của chế độ tự trị khu vực dân tộc và "Luật tự trị khu vực dân tộc", ông Vương Bình – quan chức Vụ quy hoạch chính sách của Ủy ban công việc dân tộc nhà nước TQ nói, ý nghĩa cơ bản của chế độ tự trị khu vực dân tộc là dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ trung ương, các dân tộc thiều số thiết lập ra cơ quan tự trị và thi hành quyền tự trị tại khu vực cư trú của mình. "Luật tự trị khu vực dân tộc" là một hình thức pháp luật, đã xác định rõ địa phương tự trị khu vực dân tộc được hưởng quyền tự chủ về các mặt chính trị, kinh tế, ấn định pháp quy, xây dựng văn hóa v v.

1  2  3  4