Phóng viên gần đây điều tra đối với một số học phát hiện, mặc dù các em học sinh đánh giá về giáo viên giỏi không giống nhau, nhưng các em rất hoan nghênh những giáo viên có lòng nhân ái, biết phát hiện ưu điểm của học sinh, khen ngợi học sinh kịp thời.
Trong khi phỏng vấn, nhiều học sinh nói với phóng viên đều buồn phiền nhất của mình là giáo viên có thái độ rất nhiệt tình với học sinh có thành tích học tập giỏi, nhưng thường xa lánh và kỳ thị học sinh có thành tích học tập kém. Một học sinh nói với phóng viên, học sinh thi được điểm cao cũng chỉ chiếm khoảng 10 o/o, những bạn học đó thường được thầy cô giáo khen ngợi, còn những bạn học khác thì học tập và sinh hoạt một cách tự ti.
Một học sinh lớp 12 trường trung học thí điểm Sơn Đông nói, giáo viên chủ nhiệm lớp Lưu Mẫn là người có ảnh hưởng nhiều nhất đối với nhân cách và tâm hồn của em. Trong con mắt của giáo viên Lưu Mẫn, mỗi học sinh đều có ưu điểm, bất kể trong cuộc họp lớp hay là trong cuộc họp phụ huynh, chúng em không những nghe thấy những lời biểu dương đối với các bạn có thành tích học giỏi, mà thấy càng nhiều hơn là những lời biểu dương đối với những bạn có thành tích học tập không nổi bật. Ví dụ như có bạn biết vẽ tranh, có bạn thể thao giỏi, có bạn giỏi khai thông hợp tác, có bạn tính tình hòa nhã. Giáo viên biểu dương một câu như lướt qua, nhưng khiến cho mỗi bạn đều cảm thấy giá trị của mình.
Em Phan Quỳnh học sinh lớp 12 trường trung học thí điểm Sơn Đông thích nhất môn Anh văn, nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì giáo viên dạy tiếng Anh Cao Đức Hoa không tiếc lời nói với chúng em "perfect" hoặc là "I am proud of you". Mỗi khi có một bạn biểu hiện xuất sắc, thầy giáo cảm động nắm cánh tay học sinh nói "Đây là học sinh của tôi". Đó là lời khen từ tận đáy lòng. Chúng em rất để ý cách nhìn nhận của thầy cô giáo, lời khen ngợi của giáo viên rất quan trọng đối với chúng em.
Thường được giáo viên khẳng định và khen ngợi sẽ có ảnh hưởng tích cực lớn lao đối với cuộc đời của học sinh, mà những lời nói và việc làm, thậm chí chỉ một lời phê bình lướt qua không thích đáng của giáo viên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với học sinh. Anh Phan năm nay 30 tuổi, chủ hiệu ăn uống nói với phóng viên, khi học tiểu học anh rất nghịch ngợm, vừa vặn gặp phải giáo viên hết sức nghiêm khắc, thường xuyên phê bình anh trước cả lớp, lên lớp bị đuổi ra ngoài phạt đứng như cơm bữa. Bắt đầu từ đó, anh không muốn đi học nữa. Thực ra, anh Phan người đôn hậu, nhanh nhẹn khéo tay, sau đó thi lên trường cấp ba vừa học vừa làm, trải qua mấy năm phấn đấu đã tự mở cửa hiệu ăn uống. Mặc dù hiện nay thường xuyên nghe thấy những lời khen ngợi, nhưng anh luôn khó thoát khỏi tâm lý tự ti, nếu lúc còn nhỏ được thầy cô giáo có tính tình hòa nhã dạy bảo thì tốt biết bao.
Những năm gần đây, ngày một nhiều giáo viên phát hiện sự quan trọng về khích lệ và khen ngợi học sinh, có giáo viên gọi phương thức giáo dục này là "Thành công giáo dục", có nghĩa là thông qua giáo viên cổ vũ để mỗi học sinh đều có cảm giác thành công. Chị Dương Tiểu Bình, giáo viên trường tiểu học Khang Thành thành phố Cao Mật là người đề xướng tích cực như vậy, chị nói với phóng viên, mến yêu là giáo dục tốt nhất, khen ngợi là ngôn ngữ hay nhất, học biết khen và phát hiện ưu điểm của từng học sinh là môn học mà giáo viên cần biết đến. Một câu phê bình của giáo viên có thể dập tắt một năng khiếu của học sinh, một câu khen ngợi hoặc khích lệ có thể giúp học sinh gây dựng lòng tự tin, đây là bước đầu của học sinh đi tới thành công.
|