Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-21 12:15:42    
Cách phòng ngừa 5 căn bệnh vào mùa thu

cri
Dưới sự dẫn dắt của đảng và nhà nước, đời sống của nhân dân hai nước Trung Việt chúng ta không ngừng được nâng cao, nhưng trong khi bận với công việc để gây dựng tổ ấm gia đình, chúng ta nên giữ gìn sức khỏe, mà nhất là mùa thu trong một ngày nhiệt độ thay đổi lớn, các chuyên gia cho biết, khi đổi mùa các bậc phụ huynh nên chú ý sức khỏe của trẻ.

Hàng năm từ giữa tháng 9 cho đến tháng 12, là thời gian trẻ hay bị đi ngoài trong mùa thu, đây là loại bệnh đường ruột tổng hợp, thường xẩy ra ở các cháu dưới hai tuổi.

Muốn phòng chống đi ngoài mùa thu, thì việc giữ vệ sinh trong ăn uống cho bé là rất quan trọng. Chẳng hạn như trước khi cho bé ăn, bát, đĩa, chai sữa phải tráng nước sôi, không nên cho bé ăn hoặc ít ăn những đồ sống và lạnh, tránh ăn những thức ăn nhiều mỡ. Thứ hai là cha mẹ phải chú ý thời tiết thay đổi, sáng và tối mặc thêm áo cho bé, mà nhất là trẻ nhỏ phải giữ cho ấm bụng. Ngoài ra phải giữ gìn vệ sinh môi trường, chú ý cho nhà được thông gió. Nếu như bé bị đi ngoài, nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, cá hấp, những thức ăn làm bằng đậu,v,v, nếu cần cho bé ăn thêm sữa bột, thì nên cho ăn sữa loãng, tốt nhất nên chọn loại sữa không có đường. Bởi vì lúc này bé còn chưa hồi phục, chất đường khó tiêu hóa.

Mỗi khi đổi mùa, trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh đường hô hấp. Mùa thu trong một ngày nhiệt độ chênh lệch lớn, trẻ nhỏ hoạt động nhiều, trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ thống tuần hoàn máu phát triển chưa được hoàn thiện, buổi sáng và buổi tối rất dễ bị lạnh, trưa lại bị nóng, từ đó dẫn đến triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, nếu như sức đề kháng kém, hay không chữa trị kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến bị viêm phế quản, viêm phổi.

Biện pháp phòng chống cảm cúm tốt nhất là nâng cao sức đề kháng của tre. Khi mùa thu đến, không nên vội vàng mặc nhiều áo cho bé, rèn luyện bé chịu rét vừa phải, có lợi cho bé thích ứng với khí hậu giá lạnh của mùa đông. Ngoài ra nên cho bé uống nhiều nước ấm, như vậy không những có thể phòng chống cảm cúm, điều quan trọng hơn là có lợi cho dạ dầy, đường ruột và phổi của trẻ.

Mùa thu trẻ hay bị viêm đường hô hấp, dẫn đến hen xuyễn. Vì vậy phòng của trẻ phải thông gió, khô ráo, tốt nhất không nên dải thảm, cũng không nên cho trẻ chơi những đồ chơi có lông. Những mùi nồng nặc,v,v cũng là nhân tố phát bệnh hen xuyễn, lúc có nhiều khói ô tô, phấn hoa, và bụi bặm không nên mở cửa. Đồng thời không nên vận động quá mức, chú ý sự thay đổi thời tiết, tránh bị lạnh và cảm cúm, ít cho bé ăn những thức ăn quá lạnh, quá ngọt, nhiều mỡ và những thức ăn có chất phòng phân hủy và sắc tố. Những cháu dễ bị hen xuyễn, trong nhà không nên nuôi chó, mèo.

Mùa thu trẻ thường có triệu chứng da bị khô và ngứa, mũi ngứa, hắt xì hơi, chảy nước mắt, thậm chí còn có triệu chứng dị ứng khó thở. Đây là do phấn hoa của cỏ cây hòa vào không khí, qua mũi vào trong cơ thể dẫn đến "bệnh dị ứng mùa thu". Muốn phòng chống, trước hết phải tìm ra nguyên nhân, rồi chữa cho đúng bệnh.

Viêm mũi dị ứng , mùa thu khí hậu khô khan, kích thích màng mũi của tre dẫn đến dị ứng . Nếu như trẻ có triệu chứng hắt xì hơi liên tục mười mấy hai mươi cái, ngạt mũi nặng, chảy nước mũi và có thể bị nhức đầu, thì phần lớn là do mắc bệnh này.

Muốn phòng chống viêm mũi do dị ứng, trước hết phải biết dị ứng là do cái gì. Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhiệt độ chênh lệnh nhiều , chú ý mặc thêm áo cho ấm, phòng của trẻ phải thông gió, giữ không khí trong lành, bình thường ít gần phấn hoa và chó mèo, nếu bị sổ mũi, hắt xì hơi nên đi khám bệnh kịp thời.