Nghe Online
Năm nay là Năm văn hóa Trung Quốc-Pháp. Trong khuôn khổ Năm văn hóa Trung Quốc tại Pháp vừa kết thúc, cuộc triển lẫm và biểu diễn trang phục dân tộc Trung Quốc đã gây tiếng vang trong người Pháp. Những trang phục dân tộc lộng lẫy của Trung Quốc đã cuốn hút họ, khiến họ thích thú nền văn hóa dân tộc Trung Quốc. Tiếp đó, Pháp sẽ tổ chức Năm văn hóa Pháp tại Trung Quốc, để người Trung Quốc trực tiếp thưởng thức sức hấp dẫn của nền văn hóa Pháp.
Tùy theo khúc nhạc cung đình của dân tộc Mãn Trung Quốc, những cô gái người mẫu trong kỳ bào đi từ xa đến gần. Trong họ, có người mặc kỳ bào rộng truyền thống của dân tộc Mãn với chiếc mũ trang sức tuyệt đẹp; có người mặc kỳ bào kiểu mới, thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của phụ nữ phương Đông. Khán giả Pháp bị cuốn hút bởi vẻ đẹp phương Đông của Kỳ Bào Trung Quốc. Cảnh tượng này xẩy ra ở hiện trường nơi diễn ra hoạt động Năm văn hoá Trung Quốc tại Pháp.
Năm văn hóa Trung Quốc tại Pháp lần này không những làm cho nhiều người Pháp nẩy sinh hứng thú đối với nền văn hóa Trung Quốc, trong đó gồm trang phục, mà còn tạo cơ hội để họ hiểu biết thêm về nền văn hóa Trung Quốc. Nhà thiết kế trang phục tham gia hoạt động Năm văn hóa Trung Quốc tại Pháp, bà Vi Vinh Tuệ cho rằng, thông qua giao lưu văn hóa, có thể tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Bà nói:
"Chúng tôi cần thường xuyên giao lưu và truyền bá văn hoá Trung Quốc, như vậy mới có thể khiến người nước ngoài tăng thêm hiểu biết đối với Trung Quốc. Khán giả nước ngoài xem chương trình biểu diễn của chúng tôi, có thể biết ngay, Trung Quốc là một đại gia đình êm ấm, có 56 dân tộc chung sống vui vẻ. Chúng tôi không cần nói, họ cũng có thể hiểu. Vì họ nhìn thấy dân tộc thiểu số của Trung Quốc bây giờ vẫn mặc trang phục truyền thống của mình, thì biết ngay Trung Quốc bảo vệ rất tốt văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số."
Trung Quốc cả thảy có 56 dân tộc, mỗi một dân tộc đều có văn hóa vừa phong phú vừa độc đáo của riêng mình, những chương trình biểu diễn về trang phục và ca múa của dân tộc thiểu số hay tuyệt, khiến khán giả luôn mồm ca ngợi. Vì vậy, Trung Quốc thường xuyên tổ chức những đoàn thể biểu diễn trang phục và ca múa dân tộc thiểu số nhà nước hoặc dân gian ra nước ngoài tham gia Liên hoan nghệ thuật và những hoạt động giao lưu văn hoá khác. Hiện nay, đoàn biểu diễn văn hoá nghệ thuật của Trung Quốc đã đi khắp nơi trên thế giới, được sự yêu mến của khán giả các nơi trên thế giới.
Ngoài tiến hành giao lưu văn hoá ra, Trung Quốc còn thường xuyên cùng với nhà nước hoặc dân gian các nước khác thăm lẫn nhau, trao đổi với nhau về chính sách dân tộc, nghiên cứu học thuật. Tổ chức những hoạt động giao lưu như thế là nhằm thông qua khảo sát chính sách dân tộc các nước, học tập kinh nghiệm bổ ích, để cung cấp tài liệu tham khảo cho Trung Quốc sau này xây dựng chính sách liên quan tới vấn đề dân tộc và triển khai công tác dân tộc.
Vụ phó Vụ quốc tế Ủy ban công tác dân tộc nhà nước Trung Quốc, ông Ngô Kim Quang thường xuyên tham gia những hoạt động giao lưu giữa các dân tộc trên thế giới do chính phủ tổ chức. Ông cho rằng, thông qua những hoạt động này, các dân tộc ở các nước khác nhau có thể tăng cường hiểu biết lẫn nhau và học tập lẫn nhau. Ông nói:
"Thành quả lớn nhất của hoạt động giao lưu quốc tế là để thế giới hiểu biết Trung Quốc, hiểu biết tình hình dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, hiểu biết chính sách dân tộc của Trung Quốc. Chúng tôi làm như thế, là để thế giới biết rằng, Trung Quốc đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, phát triển khu vực dân tộc thiểu số, tất cả các dân tộc đều đi lên con đường sung túc."
Ngoài những hoạt động giao lưu giữa các dân tộc trên thế giới do nhà nước tổ chức ra, mấy năm qua, các học giả Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong các hoạt động giao lưu quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học. Trong những lĩnh vực nghiên cứu dân tộc thiểu số như dân tộc Tạng, dân tộc Di v,v, các học giả Trung Quốc đã trở thành lực lượng chủ yếu nghiên cứu dân tộc học quốc tế.
Được biết, Trung Quốc đã giành được quyền đăng cai Đại hội dân tộc học thế giới lần thứ 16 năm 2008. Đại hội dân tộc học có quy mô lớn nhất thế giới này có thể diễn ra tại Trung Quốc, chứng minh trình độ và thành tích nghiên cứu dân tộc học của Trung Quốc đã được sự chấp nhận của học giả nghiên cứu dân tộc học trên thế giới.
Chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu dân tộc Di nổi tiếng Trung Quốc, học giả dân tộc Di, bà Ba-mô-a-i cho rằng, trong bối cảnh tin tức truyền bá nhanh chong, công tác nghiên cứu học thuật không thể chỉ dựa vào tự nghiên cứu, các học giả phải có tầm nhìn quốc tế, tích cực tham gia hoạt động giao lưu học thuật quốc tế. Bà nói:
"Là một học giả nghiên cứu dân tộc thiểu số, phải nâng cao trình độ nghiên cứu học thuật của mình, phải có tầm mắt nhìn xa, mới có thể đóng góp vào công tác nghiên cứu vấn đề dân tộc Trung Quốc. Các học giả phải đi diễn đàn quốc tế phát biểu thành quả học thuật của mình, phải hiểu biết lý luận và phương pháp mới nhất của thế giới trong lĩnh vực này, đồng thời cũng phải tích cực tham gia hội nghị quốc tế."
Được biết, hiện nay có rất nhiều học giả đến từ hơn 10 nước trên thế giới nghiên cứu tương đối sâu rộng về vấn đề dân tộc Di, và cái gốc dân tộc Di học là ở Trung Quốc. Chính quyền các địa phương có dân tộc Di tập trung sinh sống ở Trung Quốc hoan nghênh học giả các nước trên thế giới sang Trung Quốc điều tra nghiên cứu; các học giả nghiên cứu dân tộc Di trong nước cũng thường xuyên sang nước ngoài, tham gia hoạt động giao lưu quốc tế. Theo giới thiệu, hiện nay các học giả trong và ngoài nước hợp tác nghiên cứu và giao lưu về lịch sử, văn hóa dân tộc đối với dân tộc Tạng, dân tộc Mèo và dân tộc Dao một cách thuận lợi.
Được biết, sau này, các cơ quan hữu quan Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tăng cường sự giao lưu và hợp tác giữa các dân tộc Trung Quốc và nước ngoài, để thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh chung của các nước và các dân tộc trên thế giới.
|