Thông thường mà nói, tỉ lệ giữa vận động viên nghiệp dư và chuyên nghiệp trong thể thao là 12:1, và chỉ có rất ít người sẽ trở thành ngôi sao thể thao. Một người phụ nữ họ Trương có con tập luyện trong đội bóng rổ chuyên nghiệp của một trường đại học Thượng Hải lo ngại nói: "Để cháu theo nghề thể thao là mong có ngày cháu trở thành ngôi sao thể thao, nhưng tỉ lệ đào thải rất cao trong thể thao khiến tôi lo ngại. Không có văn hóa, nếu cháu không thành tài, đến ngày nào đó về nghỉ, không biết cháu kiếm sống bằng nghề gì được ?"
Sự lo lắng của bà mẹ này không phải là thừa. Hiện nay, mâu thuẫn giữa học văn hóa và tập thể thao của vận động viên chuyên nghiệp trong trường đại học vẫn tồn tại. Người phụ trách của một trường đại học Thượng Hải cho phóng viên biết: "Trường đại học tuyển một số học sinh có năng khiếu thể thao vào học là nhằm mục đích mang lại vinh dự cho nhà trường trong các giải thi đấu thể thao. Do đó các em chỉ bỏ công sức vào tập luyện mà sao nhãng việc học hành, sau này rất khó tìm việc làm. Con số chứng tỏ: Không được học đến nơi đến chốn, thì ngay cả các vô địch thế giới cũng chỉ có 90% tìm được việc làm sau khi về nghỉ.
"Sự thật là, đa số vận động viên đều không thể đạt tới trình độ vô địch thế giới, họ sống bằng "Tuổi thanh xuân", một khi về nghỉ ra xã hội kiếm sống, thì kế sinh nhai không mấy lạc quan. Mà tỉ lệ tìm được việc làm thấp của các học sinh có năng khiếu thể thao lại khiến đa số phụ huynh không muốn để con mình tập luyện thể thao. Ông Thẩm Tế Hồng, giáo sư Học viện thể thao trường đại học Tứ Xuyên nói, nếu nắm việc học văn hóa, thì một mặt sẽ ảnh hưởng đến sự tập luyện của học sinh, mặt khác có văn hoá thì lại dễ tìm được việc làm.
Những năm gần đây, để làm dịu việc khó chọn nhân tài thể thao, nâng cao trình độ thi đấu, Bộ Giáo dục và Tổng cục thể dục thể thao nhà nước TQ đã đề xướng mô thức bồi dưỡng vận động viên kết hợp giữa thể thao với giáo dục. Nhưng vì các trường đại học và cao đẳng thiếu kinh phí thể thao, đội ngũ giáo viên thể thao không đồng đều và sự coi nhẹ thể thao, nên việc kết hợp giữa thể thao và giáo dục vẫn bị tách rời nhau.
1 2
|