Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng công tác phổ cập tiếng phổ thông , được sự đồng ý của quốc vụ viện , bắt đầu từ năm 1998 , Trung Quốc lấy tuần thứ ba của tháng 9 hàng năm làm Tuần tuyên truyền phổ cập tiếng phổ thông .
Vậy tiếng phổ thông Trung Quốc có định nghĩa như thế nào ? Tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán hiện đại lấy ngữ âm Bắc Kinh làm ngữ âm tiêu chuẩn , lấy tiếng miền bắc làm ngôn ngữ cơ bản , lấy trước tác bạch thoại hiện đại điển hình làm quy phạm ngữ pháp . Định nghĩa này được xác định trên hội nghị toàn quốc về cải cách văn tự cũng như hội nghị học thuật về vấn đề quy phạm Hán ngữ hiện đại năm 1955 .
Tuần tuyên truyền phổ cập tiếng phổ thông lần này có hoạt động hết sức phong phú . Những phương tiện truyền thông như Đài truyền hình Trung ương , Đài truyền hình Bắc Kinh , Đài phát thanh nhân dân Bắc Kinh v v...đã mở chương trình chuyên đề về hoạt động này . Hiệp hội báo ngữ văn Trung Quốc tổ chức cuộc thi ngữ văn quy phạm trong phạm vi cả nước , Toà soạn Báo ngôn ngữ và văn tự tổ chức cuộc thi kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ và văn tự dành cho giáo viên dạy văn cả nước .
Thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, thành phố Hà Phì tỉnh An Huy , thành phố Mạo Minh tỉnh Quảng Đông và thành phố Hô-hơ-hao-tơ khu tự trị dân tộc Mông Cổ Nội Mông là những thành phố trọng điểm triển khai đợt hoạt động Tuần tuyên truyền phổ cập tiếng phổ thông lần này . Ngày 12 tháng 9 , tại thành phố Trường Sa đã tổ chức trọng thể lễ khai mạc , còn lễ bế mạc sẽ tổ chức vào ngày 18 tháng 9 tại thành phố Hô-hơ-hao-tơ.
Phổ cập tiếng phổ thông là nhu cầu nhằm tăng cường sức gắn bó của các dân tộc Trung Hoa , là nhu cầu nhằm đẩy mạnh công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa , là nhu cầu nhằm xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa . Mục tiêu phổ cập tiếng phổ thông trong thế kỷ mới của Trung Quốc là đến năm 2010 cả nước bước đầu phổ cập tiếng phổ thông , đến giữa thế kỷ này cả nước phổ cập tiếng phổ thông .
|