Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-16 17:02:36    
Thăm thành cổ Tam Môn Hiệp-cảm nhận phong tục tập quán dân tộc của người dân địa phương

cri

Cô hướng dẫn viên du lịch đã giải thích cho mọi người rằng: sở dĩ nước sông Hoàng Hà trong như thế là vì mỗi đoạn sông ở Tam Môn Hiệp quanh năm bốn mùa có lượng phù sa khác nhau, do đó độ trong của nước cũng khác nhau. Từ tháng 10 hằng năm đến tháng 6 sang năm là mùa tích tụ nước của đập Tam Hiệp, lượng mưa ở thượng nguồn cũng tương đối ít, mặt dù lượng phù sa ít nhưng đều đã lắng xuống lòng sông, nên nước tương đối trong. Chính vì có đập Tam Hiệp nên nước sông Hoàng Hà mới có thời điểm trong xanh như vậy.

Sau khi thăm đập Tam Hiệp, chúng tôi đến thăm một thôn xón bình thường ở ngoại ô thành phố Tam Môn Hiệp. Mới đến đầu làng đã nghe thấy tiếng nhạc và cười nói ồn ào náo nhiệt, thì ra nơi đây đang tổ chức đám cưới. Chúng tôi đã cùng với đoàn rước dâu về đến nhà chú rể, loại nhà này quả là rất hấp dẫn du khách, bởi vì nó không phải là khuét sâu vào lòng núi mà là nằm sâu dưới lòng đất. Nếu mọi người đi trên cao nguyên Hoàng Thổ thi thấy đồng ruộng bạt ngàn mà không trông thấy nóc nhà dân nào. Nhưng khi đến gấn thì mới phát hiện trên bãi đất bằng có không ít những hố rộng hình vuông với độ sâu 7-8 mét. Diện tích của những hố này từ 70 đến 200 mét vuông, mỗi hố như vậy là một gia đình.

Theo giới thiệu loại nhà này đã có hơn 2 nghìn năm lịch sử, là một minh chứng về loài người sinh sống trong hang động, nó có đặt điểm là mùa đông ấm áp, mù hè mát mẻ trong khi giá thành xây dựng lại rất thấp.

Khi màn đêm bung xuống chúng tôi nghỉ trên thuyền của ngư dân, bà chủ nhà đã nấu món cá Chép sông Hoàng Hà đãi khách, còn ông chủ thì đưa ra bình rượu tự cất phảng phất mùi thơm quyến rũ. Những tiếng hò trong trẻo của ngư dân vang vọng đó đây cùng với tiếng sóng vỗ rì rào tạo nên một âm thanh thơ mộng của đồng quê khiến mọi người say đắm.


1  2