Sự nuối tiếc trong lịch sử thế vận hội
Ốt-ti, 6 lần tham gia thế vận hội đều chưa đoạt được huy chương vàng. Trong 20 năm, nữ vận động viên chạy cự ly ngắn Gia-mai-ca Ốt-ti đã 6 lần tham gia thế vận hội, đoạt 3 tấm huy chương bạc, 5 tấm huy chương đồng. Mặc dù tinh thần thế vận hội nhấn mạnh điều quan trọng là tham dự, nhưng đối với Ốt-ti nhiều lần tham gia thế vận hội, kết quả này quả là rất tàn khốc đối với Ốt-ti.
Gim Thop, huy chương vàng đến muộn 70 năm. Thế vận hội Xtốc-khôm năm 1912, Gim Thóp đoạt chức vô địch toàn năng 10 môn nam, nhưng vì lúc đó cấm vận động viên nhà nghề tham gia thi đấu, nên Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế đã xoá bỏ huy chương vàng của Thóp. Năm 1982, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế mới trả lại huy chương vàng cho Thóp, nhưng Thóp đã bị bệnh mất vào năm 1953.
Một vận động viên Nhật đã tự sát vì chịu sức ép quá lớn. Năm 1964, thế vận hội lần đầu tiên đến Châu Á. Nước đăng cai Nhật đã dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của thế chiến thứ hai. Trong giải ma-ra-tông nam, vận động viên Ê-ti-ô-pi-a Bê-ki-la có hy vọng bảo vệ chức vô đic̣h nhất. Nhưng một vận động viên Nhật biểu hiện rất xuất sắc, điều này khiến khán giả nước chủ nhà Nhật nhìn thấy hy vọng vận động viên nước nhà đoạt huy chương vàng. Nhưng vận động viên Ê-ti-ô-pi-a Bê-ki-la đã về nhất đoạt huy chương vàng. Nhưng cuộc thi còn chưa kết thúc, khi vận động viên Nhật là người thứ hai tiến vào sân vận động, 75 nghìn khán giả Nhật trên sân vận động ra sức cổ vũ vận động viên nước mình, nhưng không ngờ đến vòng chạy cuối cùng, vận động viên Anh đã vượt lên, đoạt huy chương bạc. Sau trận đấu, vận động viên Nhật luôn tự trách mình, không sao thoát khỏi bóng đen tâm lý. Năm 1967, vận động viên Nhật này đã tự sát tại nhà vì quá trầm uất.
Lần đầu tiên thả bay chim bồ câu tại thế vận hội lần nào?
Tại thế vận hội An-ve-pen Bỉ lần thứ 7 năm 1920, chim bồ câu lần đầu tiên được thả bay tại thế vận hội. Lúc đó, thế chiến thứ nhất kéo dài 4 năm vừa kết thúc, cuộc chiến tranh này không những đã mang lại thảm họa chưa từng thấy trong lịch sử loài người, đồng thời cũng mang lại thiệt hại to lớn cho phong trào Ô-lim-pích, thế vận hội hiện đại lần thứ 6 Béc-lin năm 1916 bị buộc phải ngừng tổ chức, trụ sở Uỷ ban Ô-lim-pích cũng bị buộc phải dời đến Lô-dan, thành phố nhỏ ở Thuỵ Sĩ, 32 vận động viên Ô-lim-pích bị hy sinh ở chiến trường. Là thế vận hội đầu tiên sau thế chiến, lễ khai mạc rất khác thường. Sáng cùng ngày, giáo chủ Bỉ làm lễ cầu nguyện tại nhà thờ trung tâm thành phố An-ve-ben, thương nhớ các vận động viên thế vận hội và hàng vạn chúng sinh đã bị chết trong cuộc chiến tranh, buổi chiều mới chuyển đến sân vận động An-ve-pen tổ chức lễ khai mạc. Sau khi quốc vương Bỉ tuyên bố khai mạc, đại hội lần đầu tiên kéo cơ Ô-lim-pích do Cu-béc-tan thiết kế vào năm 1913; sau đó, một đàn chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình đã được thả bay lượn trên bầu trời sân vận động, đây là lần đầu tiên thả chim bồ câu hoà bình trong lịch sử thế vận hội .
|