Những cơ quan hữu quan dự tính, đến năm 2030, dân số thành phố toàn cầu sẽ lên tới gần 5 tỷ, trong đó một nửa sống ơ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sức ép môi trường sẽ từng năm tăng thêm. Cục trưởng Cục kinh tế thành phố Ô-sa-ka nêu rõ, do mức độ phát triển kinh tế khác nhau, các thành phố ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn có thể học tập lẫn nhau, bù đắp cho nhau, triển khai hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hồng Kông, Ma-cao, Thâm Quyến, Quảng Châu đã bắt đầu bắt tay vào công tác hợp tác bảo vệ vùng đầm lầy và phòng chống ô nhiễm khí quyền. Thành phố Ma-ni-la khuyến khích các cộng đồng và tổ chức phi chính phủ tham gia quy hoạch, giám sát và quản lý công tác bảo vệ môi trường.
Nhật giờ nay đã hình thành công nghiệp và thị trường bảo vệ môi trường tương đối phát triển. Năm 2000, công nghiệp bảo vệ môi trường của Nhật đã đạt trị giá 270 tỷ đô-la, dự tính đến năm 2020, sẽ tăng thêm tới 530 tỷ đô-la. Do vậy, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tiềm năng lớn để tăng cường nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ môi trường, triển khai hợp tác kinh tế-thương mại và kỹ thuật song phương hoặc đa phương xoay quanh công nghiệp bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp bảo vệ môi trường trở thành công nghiệp trụ cột của kinh tế phát triển bền vững.
"Chương trình hành động bảo vệ môi trường ba năm" của thành phố Thượng Hải bắt đầu thực thi vào năm 2000 đã thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự hội nghị. Được biết, hằng năm, thành phố Thượng Hải đầu tư 18 tỷ đến 19 tỷ nhân dân tệ vào công tác bảo vệ môi trường, đã tạo ra thị trường bảo vệ môi trường rộng lớn và môi trường đầu tư tốt đẹp. Mục tiêu trường kỳ của Thượng Hải là đến năm 2020, môi trường phải bằng với mức độ của thành phố quốc tế, cơ bản xây dựng thành thành phố sinh thái. 1 2
|