Hai nước Trung Việt có nền văn hóa tương đồng, ngay như trong nhạc cụ dân tộc cũng có nhiều thứ đàn sáo giống nhau, mà trong đó phải kể đến đàn Nhị. Ngọc Ánh xin giới các bạn làm quen với chị Mẫn Huệ Phấn, nhà kéo đàn Nhị nổi tiếng Trung Quốc.
Bản nhạc đàn nhị "Nước sông hồ" do chị Mẫn Huệ Phấn biểu diễn. Trong một buổi hoà nhạc vào năm 1977, bản nhạc "Nước sông hồ " do chị biểu diễn đã làm ông Ô-dê-va-sê-chi, nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng của Nhật xúc động đến rơi nước mắt. Ông nói: " tiếng đàn nhị của chị đã lột tả cái bi thương của trần gian, khiến người nghe cảm thấy như nấu gan đứt ruột".
Mẫn Huệ Phấn sinh năm 1945 tại thành phố Nghi Hưng tỉnh Giang Tô, cha chị là một nhạc sĩ nổi tiếng. Nhạc dân tộc tại tỉnh Giang Tô vốn rất thịnh hành và phong phú, hễ đến ngày tết, ngày lễ, hay ngày giỗ là mọi người lại tấu nhạc dân tộc thâu đêm. Sinh ra và lớn lên trong môi trường như vậy, mới lên 5 tuổi cô bé Huệ Phấn đã học thuộc lòng rất nhiều ca dao địa phương, năm lên 8 tuổi, tình cờ nhặt được chiếc đàn nhị bị người ta bỏ đi, thế là từ đó rất có cảm hứng với loại nhạc cụ này.
Năm 13 tuổi, Huệ Phấn thi vào trường trung học thuộc học viện âm nhạc Thượng Hải, sau khi tốt nghiệp tại học viện này, lần lượt là diễn viên chơi đàn nhị tại đoàn nghệ thuật Trung Quốc, đoàn nhạc Thượng Hải, đoàn Nghệ thuật Thượng Hải, sau đó chuyển đến đoàn nhạc dân tộc Thượng Hải. "Nước sông hồ" vốn là bản nhạc dân tộc lưu truyền tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, do Hoàng Hải Hoài biên soạn. Bản nhạc đã phản ánh cuộc sống lầm than của nhân dân trong những năm tháng khổ đau khi xưa và sự vùng lên đấu tranh phản kháng của họ.
Phong cách diễn tấu đàn nhị của Mân Huệ Phấn nhiệt tình nhưng lại kín đáo, hợp nhất tình cảm và cái hồn trong âm nhạc. Đề tài những bản nhạc do chị thể hiện bằng đàn nhị rất rộng, phong cách đa dạng và phong phú.
Chị từng đi thăm và biểu diễn tại mười mấy nước và khu vực như Mỹ, Pháp, Ca-na-đa, Hồng kông, Ma-cao, Đài Loan v,v... bất kỳ đi diễn ở đâu, chị cũng đều được công chúng ở đó đánh giá cao. Năm 1973, nhà chỉ huy đoàn nhạc giao hưởng nổi tiếng của thành phố Phi-la-đen-phi-a Mỹ Ô-man-đi đã khen chị là "nhà diễn tấu đàn nhị siêu thiên tài". Báo chí Pháp đánh giá chị là nhà diễn tấu "có sức hút không cưỡng nổi". Đoàn giao hưởng Bô-stơn sau khi nghe chị diễn tấu xong, trưởng bình luận viên của đoàn nhạc liền viết bài khen chị là "một trong những nhà diễn tấu đàn dây vĩ đại trên thế giới".
Mẫn Huệ Phấn thích mò mẫm nghiên cứu, chị từng theo nhà kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc Lý Mộ Lương tập hát kinh kịch trong bốn tháng, ngoài ra còn thu thập nhiều tài liệu âm nhạc trong dân gian, ví dụ như tuồng Trống Hoa tỉnh Hồ Nam, đi Đài Loan xem tuồng Ca Tải Đài Loan, chị hầu như không hề bỏ qua bất cứ dịp nào để học tập. Sau khi thu thập nhiều tài liệu, chị thường đưa cho các nhà soạn nhạc để sáng tác, hình thành nhiều bản nhạc đàn Nhị mang đề tài phong phú. Chị cho rằng, nghệ sĩ diễn tấu nhạc cần phải sâu sát quần chúng, sau mỗi lần biểu diễn phải có thu hoạch mới.
Năm 1981, Huệ Phấn 36 tuổi, giữa lúc sự nghiệp đang đi lên tốt đẹp thì chị bị mắc bệnh ung thư, ba lần bệnh tình tái phát, chị ốm suốt 6 năm, và 6 lần phẫu thuật.
Huệ Phấn nhớ lại rằng: "Bệnh ung thư quả là đáng sợ, tôi đã cảm nhận cái chết. Ca phẫu thuật cuối cùng khiến tôi hầu như bị kiệt sức, vết sẹo chạy dài dưới nách, cả cách tay không giơ thẳng lên được. Tôi nghĩ, nếu như không thể kéo đàn Nhị nữa, thì có sống cũng chẳng có ý nghĩa gì. "
Bệnh viện không cho phép chị kéo nhị nữa, trước tình hình vết mổ vẫn chưa lành hẳn, chị băng chặt vết thương, lẻn ra bệnh viện rồi lét lút tập kéo nhị ở nhà, có khi còn tham gia các buổi biểu diễn nữa, rồi bảo người nhà giữ bí mật cho chị. Thậm chí có lần đang biểu diễn chị bị ngất ngay cạnh chiếc đàn pi-a-nô trên sân khấu.
Năm 1986, chị lành bệnh, từ đó chị kiên trì tập luyện cung đàn, chỉ một năm sau đã có thể trở về sân khấu mà chị hằng yêu mến.
Đến nay, tuy đã hơn 60 tuổi, nhưng chị vẫn thường xuyên xuất hiện trên sân khấu, chị tận dụng từng phút từng giây, bận rộn với việc biểu diễn trên sân khấu trong nước và nước ngoài, ngoài ra còn làm công tác phổ cập nhạc dân tộc, bồi dưỡng tính cảm hứng thú thưởng thức nhạc dân tộc trong thính giả, đồng thời còn mở mang khai thác những bản nhạc mới. Chị nói: "Nhạc dân tộc là sự nghiệp còn non trẻ, nó khác với nhạc phương tây đã có sự tích lũy từ lâu. Thế hệ chúng tôi càng phải để lại cho thế hệ trẻ tinh hoa của dân tộc. "
|