Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-14 09:24:30    
Dân tộc Mông Cổ

Xin Hua

Dân tộc Mông Cổ là dân tộc du mục có lịch sử lâu đời ở miền Bắc Trung Quốc. Đồng bào dân tộc Mông Cổ chủ yếu làm nghề chăn nuôi, ngoài ra, cũng làm nghề nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, đồng bào dân tộc Mông Cổ đã viết ra rất nhiều cuốn sách có giá trị về các lĩnh vực lịch sử, văn học, y học, thiên văn và địa lý v,v. Trong đó, cuốn sách "Lịch sử bí ẩn Mông Cổ" là văn hiến lịch sử và tác phẩm văn học bằng chữ Mông Cổ sớm nhất ở Trung Quốc.

Tiếng Mông Cổ thuộc nhóm Mông Cổ ngữ hệ A-lơ-thai, cho đến bây giờ, đồng bào dân tộc Mông Cổ vẫn đang sử dùng chữ Mông Cổ truyền thống.

Đồng bào dân tộc Mông Cổ tin theo Phật giáo Tây Tạng và Đạo Sa-man.

Từ "Mông Cổ" sớm nhất xuất hiện vào nhà Đường, là tên gọi của một bộ lạc ở khu vực Mông Cổ. Đầu thế kỷ 13, thủ lĩnh bộ lạc Mông Cổ Thiết Mộc Chân thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, rồi năm 1206, ông Thiết Mộc Chân được bầu làm Đại Hãn, tức là nhà vua của Mông Cổ, được xưng hô là Thành Cát Tư Hãn. Do vậy, các bộ lạc ở khu vực Mông Cổ dần dần sáp nhập thành một cộng đồng mới—nước Mông Cổ.

Dân tộc Mông Cổ đã góp phần to lớn vào việc khai thác và bảo vệ biên cương Trung Quốc.

Đầu thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân xuất chinh miền Tây, lần lượt thành lập 4 nước xuyên châu Á và châu Âu là Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài, Khâm Sát và Y Nhi, như vậy đã làm thông suốt tuyến giao thông đường bộ liên kết châu Á và châu Âu, thúc đẩy sự trao đổi giữa nền văn hóa Phương Đông và nền văn hóa Phương Tây cũng như sự tiến bộ của nền văn minh thế giới. Đồng thời, người Mông Cổ dẫn quân vào Nam, từ Thành Cát Tư Hãn đến Hốt Tất Liệt, trải qua hơn 70 năm, dân tộc Mông Cổ thống nhất Trung Quốc, thành lập triều Nguyên, xác định bản đồ Trung Quốc hiện đại.

Trong thực tiễn sản xuất và cuộc sống lâu dài, dân tộc Mông Cổ đã hình thành tập quán và phương thức sinh sống độc đáo của riêng mình. Lều Mông Cổ là nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc Mông Cổ, đặc điểm của nó là dễ tháo dỡ, dễ di chuyển. Một ngôi lều Mông Cổ chỉ cần một con lạc đà hai bướu và một chiếc xe bò là có thể vận chuyển sang nơi khác; và chỉ cần 2-3 tiếng đồng hồ là có thể dựng lên. Trong lều Mông Cổ có diện tích rộng, thông thoát, sáng sủa, mùa đông ấm mùa hè mát, ngăn gió chắn mưa, rất thích hợp cho cuộc sống của dân chăn nuôi.

Trang phục của dân tộc Mông Cổ là áo Mông Cổ. Áo Mông Cổ vừa dài vừa rộng, có cổ cao, có ống tay dài. khi chăn nuôi, mặc áo Mông Cổ có thể bảo vệ đầu gối chống rét; khi ngủ, áo Mông Cổ có thể dùng làm chăn. Ống tay dài có thể bảo vệ bàn tay để cầm dây cương vào mùa đông; có thể chống muỗi đốt vào mùa hè. Còn dây lưng rộng có thể giữ lưng thắng đứng khi đi ngựa. Áo Mông Cổ chia thành hai loại, một loại mặc vào mùa hè, chỉ có một lớp, và may bằng vải bông; còn một loại mặc vào mùa đông, may bằng da cừu. Đàn ông thích màu nâu, màu xanh đậm, đàn bà thích màu đỏ da cam, màu xanh lá cây và màu hồng, còn người già thì thích màu xanh và màu ghi. Mũ và đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Mông Cổ phần lớn có khảm châu báu và đồ bạc, vừa đẹp vừa sang trọng.

Đồng bào dân tộc Mông Cổ chủ yếu ăn thịt và sữa, ăn bằng tay là kiểu ăn truyền thống của họ. Họ dùng nước lã luộc từng súc thịt cừu, rồi dùng dao Mông Cổ cắt từng miếng nhỏ, chấm tương ăn. Còn món "Thịt cừu quay cả con" là món ăn ngon đồng bào dân tộc Mông Cổ dùng để tiếp khách quý. Cách làm như sau: bỏ lòng, rồi cho các loại gia vị vào bụng con cừu, sau đó quay trong lò, thịt cừu chế biến như thế này, da vàng ươm và giòn, thịt non và thơm ngon.

Đồng bào dân tộc Mông Cổ thích uống chè, nhất là chè sữa nấu bằng chè bánh. Ngoài ra, rượu chế biến từ sữa ngựa cũng là một loại đồ uống truyền thống của dân tộc Mông Cổ.

Cứ đến tháng 7, tháng 8 hàng năm, trên đồng cỏ tổ chức đại hội Na-đa-mu. Đại hội Na-đa-mu bắt nguồn từ lễ tế Ngao Bao thời cổ đại, lễ tế Ngao Bao là một nghi thức tế thần linh của dân tộc Mông Cổ. Còn bây giờ, đậi hội Na-đa-mu đã trở thành lễ hội giải trí và chào mừng được mùa.