Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-13 15:43:39    
Dân tộc Mông Cổ cư trú tại bờ sông cao nguyên tỉnh Vân Nam

cri

Nghe Online

Dân tộc Mông Cổ là một trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, phần lớn dân tộc Mông Cổ tập trung sinh sống tại vùng thảo nguyên Nội Mông ở miền Bắc Trung Quốc. Thảo nguyên mênh mông, đàn ngựa phi nước đại, lều Mông Cổ trắng phau, đó là những cảnh vật thường xuyên nhìn thấy trong cuộc sống của người dân tộc Mông Cổ sống trên thảo nguyên. Nhưng, cũng có một bộ phận dân tộc Mông Cổ cư trú tại tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc, cuộc sống và sản xuất của họ khác hẳn với người anh em sống trên cánh đồng thảo nguyên phương bắc. Họ kéo lưới bắt cá, chặt củi làm ruộng, sống bằng nghề kiến trúc.

Ở miền trung tỉnh Vân Nam Trung Quốc có nhiều hồ trên cao nguyên, trong đó Hồ Khởi Lộc nằm dưới chân núi Phượng Sơn huyện Thông Hải có phong cảnh đẹp nhất. Dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam cư trú bên Hồ Khởi Lộc xanh biếc.

Dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam có hơn 10 nghìn người, họ là hậu duệ của những binh lính và sĩ quan dân tộc Mông Cổ triều Nguyên Trung Quốc vào thế kỷ 13. Hơn 700 năm trước, nhà vua Hốt Tất Liệt triều Nguyên dẫn quân từ thảo nguyên Mông Cổ sang Vân Nam, thống nhất các bộ lạc ở Vân Nam. Để ổn định xã hội, nhà vua Hốt Tất Liệt để lại một số binh lính và sĩ quan đồn trú tại Vân Nam, những binh lính và sĩ quan này cư trú bên Hồ Khởi Lộc, vừa có phong cảnh đẹp đẽ vừa có tài nguyên cá phong phú.

Ông Lý Thụ Sơn là giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Thông Hải, ông am hiểu giai đoạn lịch sử biến thiên này của dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam. Ông nói:

"Thế kỷ 13, nhà vua Hốt Tất Liệt dẫn 100 nghìn quân vượt qua tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên đến tỉnh Vân Nam, sau đó thống nhất cả tỉnh Vân Nam. Rồi nhà vua Hốt Tất Liệt tiếp tục Nam tiến, khi đến huyện Thông Hải, xét thấy huyện có vị trí địa lý quan trọng, bèn đặt phủ Đô Nguyên Soái ở đây. Do vậy, dân tộc Mông Cổ đóng quân tại đây, làm ruộng tại đây, thế hệ sau của họ cũng định cư tại đây."

Hơn 700 năm qua, để thích ứng với cuộc sống địa phương, người dân tộc Mông Cổ đến từ đồng cỏ, từ dân chăn nuôi trở thành ngư dân, sau đó lại trở thành nông dân và công nhân kiến trúc. Có thể nói dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam là một ví dụ rất điển hình về tình hình thay đổi phương thức sinh sống để thích ứng với hoàn cảnh địa phương.

Huyện Thông Hải là một khu vực có nhiều dân tộc tập trung sinh sống, ở đây có dân tộc Hán, dân tộc Hồi, dân tộc Di, dân tộc Thái v,v. Trong cuộc sống giao tiếp lâu dài với các dân tộc anh em, dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam thay đổi dần tập quán sinh hoạt và sản xuất của dân tộc mình, tiếp thu các nguyên tố văn hóa của các dân tộc khác, hình thành một hệ thống văn hóa dân tộc độc đáo của riêng mình.

Chẳng hạn, dân tộc Mông Cổ ở đồng cỏ tin theo Phật giáo Tây Tạng, còn dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam thì sùng bái đa thần, cho rằng vạn vật đều có thần linh. Trong phòng giữa của mỗi gia đình đều có bài vị thờ cúng "Thiên, Địa, Quân, Thân, Sư" và bài vị tổ tiên thể hiện tư tưởng Trung Hiếu của Nho giáo dân tộc Hán. Trong làng có nhà thờ tổ tiên, có đền thờ cúng Quan âm, thần tài, long vương, thần núi v,v. Những đền thờ cúng thần linh này có đền Nho giáo, có đền Phật giáo, có đền Đạo giáo, có đền của một số tôn giáo nguyên thủy. Các nền văn hóa tôn giáo khác nhau dung hòa ở đây.

Tuy xa cách đồng cỏ, nhưng người dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam chưa bao giờ thay đổi tính cách bẩm sinh hay hát khéo múa, chỉ có một điều là bài hát và điệu múa của họ giống bài hát và điệu múa của dân tộc Di địa phương. Chẳng hạn, múa "Khiêu Nhạc" là điệu múa thanh niên dân tộc Mông Cổ thích, khi nhảy múa, họ xúm lại thành một vòng tròn, dùng cây đàn 4 dây đệm đàn, vừa giẫm chân vừa vỗ tay, vừa hát vừa múa, điệu múa đẹp, khoan khoái, có sức mạnh.

Hiện nay, ngành kiến trúc đã trở thành ngành nghề chính của dân tộc Mông Cổ ở huyện Thông Hải, họ không ngừng học tập, tạo ra những cái mới, có thực lực ngày càng hùng mạnh, có kỹ thuật ngày càng tinh xảo. Họ bao thầu rất nhiều công trình kiến trúc các loại, người thiết kế dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam đã để lại rất nhiều dấu ấn ở trong và ngoài tỉnh.

Mấy năm qua, ngoài kiến trúc ra, sự phát triển của những ngành nông nghiệp, kinh tế thứ ba đã làm cho cuộc sống của quần chúng dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam càng thêm giàu có và sung túc. Anh Lâm Tịnh là người dân tộc Mông Cổ sống ở huyện Thông Hải, anh nói, hiện nay đa số người ở quê anh đều có cuộc sống khá giả. Anh Tịnh nói:

"Hiện nay, người dân dân tộc Mông Cổ làm nghề trồng cây thuốc lá, dưa bở, mở quán ăn, mức sống khá hơn trước. Rất nhiều người có xe máy, xe ô-tô, cuộc sống khá sung túc."

Theo đà phát triển của thời đại, dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Vân Nam biết đi theo nhịp bước của thời đại và không ngừng tạo ra cái mới, đã dẫn đầu trong việc hưởng thụ cuộc sống hiện đại. Chúng ta chúc cuộc sống của họ ngày càng sung túc.