Nghe Online
Dạo bước trong thành phố Ơ-liên-hao-tơ , một thành phố miền bắc Trung Quốc , nhà cửa san sát , đường phố sầm uất nhộp nhịp , du khách nhiều mầu da khác nhau tấp nập đi qua , chắc các bạn khó tưởng tượng rằng 10 mấy năm trước , thành phố này còn là một thị trấn hoang vu không đầy 10 nghìn cư dân . Thế nhưng ngày hôm nay , thành phố này đang không ngừng phát triển , thu hút sự chú ý của nhiều người trong và ngoài nước .
Thành phố Ơ-liên-hao-tơ nằm ở miền bắc Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc , là cửa khẩu duy nhất trên tuyến đường sắt tới Cộng hoà Mông Cổ . Hơn 40 năm trước , nơi đây còn là một vùng sa mạc hoang vu , không có cư dân cố định . Sau khi thông đường sắt , nơi này mới từng bước phát triển trở thành một thị trấn ở vùng biên giới .
Năm 1992 , Ơ-liên-hao-tơ trở thành một trong những thành phố mở cửa đợt đầu ở vùng biên giới . Ngay lập tức , nhiều thương gia Mông Cổ và Nga đều tập trung đây để làm kinh doanh .
Tình hình Mậu dịch biên giới ngày càng sôi nổi và chín muồi đã tiếp thêm sức sống mạnh mẽ chưa từng có cho Ơ-liên-hao-tơ, khu phố trước kia mọi người nói đùa chỉ hút nửa điếu thuốc đã đi hết , hiện nay đã được mở rộng gấp 4 lần , các con đường trong thành phố đều thẳng tắp , rộng rãi , sạch sẽ và xanh đẹp . Thị trưởng Trần Hoà Bình cho biết :
" Là một trong những cửa sổ cải cách mở cửa ở Trung Quốc , chính quyền đã nêu ra kế hoạch phát triển thành phố bằng mậu dịch , hưng thịnh thành phố bằng mậu dịch , phát triển thành phố bằng mở cửa đối ngoại , đồng thời làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng , môi trường sinh thái ở thành phố . Từ năm 1994 đến năm 2003 , GDP của thành phố đã từ 150 triệu nhân dân tệ tăng lên tới 800 triệu nhân dân tệ , tăng gấp 5,3 lần . "
Thị trưởng Trần Hoà Bình còn cho biết , mậu dịch biên giới là thế mạnh trong qúa trình phát triển của Ơ-liên-hao-tơ , đồng thời cũng là động lực chính kéo theo nền kinh tế tăng trưởng . Tại chợ giao dịch hàng hóa Trung Quốc và nước ngoài lớn nhất thành phố , phóng viên nhìn thấy , tình hình làm ăn buôn bán trong chợ rất sôi nổi , các thương gia chủ yếu kinh doanh sản phẩm đặc sắc của Mông Cổ và Nga cũng như sản phẩm công nghiệp nhẹ của Trung Quốc . Chợ giao dịch hàng ngày chào đón hàng vạn thương gia và du khách trong và ngoài Trung Quốc , thảm len , thảm treo tường của Mông Cổ , máy ảnh , ống nhòm của Nga , đồ điện gia đình , rau xanh và thực phẩm của Trung Quốc là những thứ hàng bán chạy ở chợ . Số liệu thống kê cho thấy : năm ngoái , hàng hoá xuất nhập khẩu từ cửa khẩu Ơ-liên-hao-tơ đã lên tới 5 triệu tấn , kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch biên giới lên tới 950 triệu đô la Mỹ .
Tốc độ phát triển kinh tế ở Ơ-liên-hao-tơ tăng nhanh bao nhiêu , thì chất lượng đời sống cư dân ở đây cũng được nâng cao bấy nhiêu . Điều làm cho người Ơ-liên-hao-tơ tự hào nhất là các con đường trong thành phố được mở rộng thêm , nhà cửa được xây dựng nhiều hơn , thị trường có nhiều mặt hàng phong phú . Đi qua các ngõ phố , có thể thấy những ngôi nhà xây theo kiểu Trung Quốc hoặc kiểu châu Âu , Toà nhà kiểm nghiệm kiểm dịch cửa khẩu đường bộ mới được xây dựng tông bề thế . Các công trình cơ sở hạ tầng như toà nhà các cơ quan , nhà trường , rạp chiếu bóng , hiệu sách , bệnh viện , cửa hàng , khách sạn , quảng trường rất đầy đủ .
Ông Dương Kinh Thụy sinh sống ở đây cảm nhận sâu sắc sự biến đổi của Ơ-liên-hao-tơ . Ông lấy ví dụ từ cuộc sống của mình :
" Mười mấy năm trước , chúng tôi hầu như không được ăn rau xanh , lúc đó , rau bán ở Ơ-liên-hao-tơ đều nhập từ các tỉnh khác , giá rất đắt . Nhưng mấy năm nay , rau xanh không đắt như trước , chủng loại cũng phong phú hơn , muốn ăn gì thì mua được nấy , ngay cả cá , tôm và cua của miền nam cũng có thể mua được ở chợ ."
Ông Dương còn vui vẻ cho phóng viên biết , tuyến đường quốc lộ từ thành phố Ơ-liên-hao-tơ đến tỉnh Vân Nam sắp khởi công xây dựng , ngoài ra , một sân bay cũng đang trong gian đoạn trù bị xây dựng .
Mối quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ , Trung Quốc-Nga ngày càng chặt chẽ cũng mang lại cơ hội mới cho thành phố đang phát triển này . Một điều tra nghiên cứu cho biết , Mông Cổ và vùng viễn đông Nga hàng năm đều thiếu hụt 30 đến 70% tổng lượng nhu cầu về lương thực , thịt , sản phẩm sữa , hoa quả và rau xanh ; những đồ dùng hàng ngày cũng hết sức khan hiếm , hàng năm phải mất nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vải bông , sản phẩm dệt len , các loại đồ điện gia đình , và cả những thiết bị gia công hàng công nghiệp nhẹ . Đối với điều này , các ngành hữu quan của chính quyền đang áp dụng biện pháp tích cực , không ngừng điều chỉnh và ưu hóa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu . Đồng thời , khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực sang Mông Cổ và Nga triển khai hoạt động giao lưu và hợp tác kinh tế kỹ thuật .
Quy hoạch và mục tiêu phát triển của Ơ-liên-hao-tơ đã được nhiều chuyên gia khẳng định . Ông Vương Siêu Bình , cục trưởng cục vĩ mô Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Quốc đang khảo sát tại Ơ-liên-hao-tơ đã nêu ra ý kiến của mình về phát triển kinh tế của thành phố này . Ông cho rằng : trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa , Ơ-liên-hao-tư có thể dựa vào mậu dịch biên giới với hình thức dân gian để kéo theo kinh tế phát triển , nhưng hiện nay , đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới , hình thức mậu dịch này đã không thể đáp ứng được yêu cầu . Ông Vương Siêu Bình cho biết :
"Trong giai đoạn tới , các ban ngành của chính quyền sẽ khuyến khích giao lưu dân gian , đồng thời tìm biện pháp đưa mậu dịch biên giới lên tầm mậu dịch quốc tế , điều này rất có ý nghĩa đối với bước phát triển của kinh tế cửa khẩu này . "
|