Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-09-07 15:19:32    
Làng Hồng-Làng trong tranh Trung Quốc

cri
Ở gần Hoàng Sơn-một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc có một ngôi làng nhỏ được mệnh danh là Làng trong tranh Trung Quốc, đó là Làng Hồng. Ngôi làng nhỏ bé với những ngôi nhà dân cư, tường quét vôi, lợp ngói màu tro sẫm, cùng với những cây cầu nhỏ xinh xắn và hồ nước độc đáo ở Huy Châu này đã ngày càng được nhiều người biết đến và yêu thích. Bởi vậy làng này được mọi người mệnh danh là "ngôi làng trong tranh Trung Quốc" hay "Viện bảo tàng nhà dân cư cổ"...Tháng 11-2000, Làng Hồng đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Đáp xe từ thành phố Hoàng Sơn ở chân núi Hoàng Sơn khoảng một giờ đồng hồ sẽ đến Làng Hồng. Diện tích của Làng rộng 19 ha, có trên 800 năm lịch sử. Nhìn từ xa làng này có bố cục chẳng khác nào như một con Trâu không lồ: dãy đồi xanh biếc trải dài ở phía đầu là "đầu Trâu"; những cây cổ thụ vươn cao chót vót trên đồi là "sừng Trâu"; những ngôi nhà dân nằm cách nhau một cách đều đặn là "mình Trâu"; những con kênh uốn lượn trong làng và hồ nước-điểm hội tụ của những dòng suối tự nhiên chẳng khác nào như "bộ lòng" và "dạ dày" Trầu; bốn cây cầu nhỏ xinh xắn bắc qua những dòng suối nhỏ chảy quanh co uốn lượn trong làng là "Chân Trâu". Bố cục đầy sức tưởng tượng này của Làng Hồng không những đã giải quyết được vấn đề nước sinh hoạt của dân làng, mà còn có tác dụng điều tiết nhiệt độ trong làng.

Hơn 800 năm trước có một gia đình họ Uông đến đây định cư, sau đó số người đến đây ngày càng đông. Hiện nay trong làng vẫn còn giữ được hơn 300 ngôi nhà cổ, trong đó ngôi nhà có giá trị thưởng thức nhất là Thừa Chí Đường. Ngôi nhà có gần 200 năm lịch sử này là khuôn viên của một nhà giàu làm nghề buôn muối thời cuối triều đại Nhà Thanh Uông Định Qúi. Ngôi nhà hoàn toàn bằng gỗ, trang trí nội thất bằng gạch, đá và trạm gỗ, khiến cả toà nhà nguy nga lộng lẫy. Nghe nói chỉ riêng việc trạm gỗ đã phải sử dụng tới 20 thợ làm trong 4 năm. Thừa Chí Đường rộng khoảng 2 nghìn mét vuông, có 60 gian nhà lớn nhỏ, trong khuôn viên còn trồng hoa, cây ăn trái, giếng nước, ao...

Dạo bước trong Thừa Chí Đường, điều khiến mọi người cảm nhận đầu tiên là nơi đây có quá nhiều gian nhà, chẳng khác nào như lạc vào mê cung, hơn nữa nghệ thuật trạm gỗ rất tuyệt tác. Tất cả các bức tranh trạm gỗ, trạm kính hay tạo hình trên tường gạch đều vô cùng sống động, có cảm giác nếu như hô một tiếng thì chúng sẽ nhảy ra trước mắt. Trên một cánh cửa có một bức tranh trạm gỗ gọi là "Bách tử náo nguyên tiêu đồ" có hình của một trăm bé trai, đứa thì múa đèn lồng, đứa thì đánh trống chiêng, đốt pháo, thổi kèn hoặc đi cà kheo với muôn hình nhiều vẻ, vừa ngộ nghĩnh lại sống động.

Trong Thừa Chí Đường còn có một kiến trúc đặc biệt đó là sảnh ao cá. Đây là một kết cấu hình tam giác, từ nóc sảnh đến nền nhà đều là hình tam giác. Ngồi trong sảnh có thể vừa ngắm trăng vừa ngắm cá cảnh, thể hiện lên phong cách thẩm mỹ độc đáo của người thời xưa. Được biết nhà kiến trúc học nổi tiếng Trung Quốc Thiền Đức Khởi đã từng nhiều lần khảo sát ngôi sảnh này, và cho rằng đây là một tác phẩm kiến trúc tuyệt diệu hiếm có trong thời cổ Trung Quốc.