Trong các siêu thị lớn ở Bắc Kinh, người tiêu dùng rất thích các loại thực phẩm chế biến từ sữa với nhãn hiệu "Y Lợi" và "Mông Ngưu" của Khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc. Con số thống kê cho thấy, sữa bò tươi, kem và những thực phẩm khác của Tập đoàn Y Lợi đã dẫn đầu về số lượng tiêu thụ trong nhiều năm qua. Khi trả lời phóng viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Y Lợi Trịnh Tuấn Hoài nói, năm 2003, doanh thu của Tập đoàn Y Lợi đã đạt trên 6 tỷ nhân dân tệ, đứng đầu ngành chế biến thực phẩm từ sữa. Tập đoàn Y Lợi ra đời từ bãi cỏ Nội Mông, có lịch sử phát triển hơn 20 năm. Sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Y Lợi đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế địa phương phát triển.
Đúng thật, là một trong những khu vực có ngành chăn nuôi phát triển ở Trung Quốc, Khu tự trị Nội Mông đã khiến hàng triệu nông dân và dân chăn nuôi trở thành người được lợi thông qua việc phát triển ngành chế biến thực phẩm từ sữa. Do sự thúc đẩy của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm từ sữa, ngành chăn nuôi bò sữa đang hình thành mạng lưới trải dải hơn 2000 cây số từ đông sang tây đang hình thành, trở thành nguồn tăng thu nhập liên tục của nông dân và dân chăn nuôi trong mấy năm qua.
Anh Nhâm Bội Bình 41 tuổi, dân chăn bò ở ngoại ô thành phố Hu-hơ-hớp tỉnh lỵ Khu tự trị Nội Mông, anh có hơn 40 con bò sữa. Anh nói, chăn bò đã thay đổi cuộc sống của nhà anh. Anh nói, trước kia ở nhà ăn uống rất đơn giản, chỉ có khoai tây nhà trồng lấy, còn rau quả thì rất ít. Hiện nay, nhà anh thường xuyên ăn các loại rau, thịt và cá. Trước kia nhà anh không có đồ điện gia dụng, hiện nay thì các loại đồ điện gia dụng và xe máy đều có hết, hơn nữa, năm nay anh mua một chiếc máy vi tính, vì anh muốn tìm hiểu thông tin về chăn bò trên mạng.
Ở các khu tự trị dân tộc khác trên mảnh đất Trung Quốc, sự phát triển lớn mạnh của một số doanh nghiệp đã tăng thêm sức sống cho nền kinh tế địa phương phát triển. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất rượu vang của Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương, doanh nghiệp bào chế thuốc của Khu tự trị dân tộc Tạng v,v, hàng năm đều có doanh thu hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Ở 5 khu tự trị dân tộc thiểu số Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây và Ninh Hạ có hàng trăm công ty niêm yết trên thị trường cổ phiếu. Trong các công ty này, có công ty làm nghề công nghệ tiên tiến, có công ty làm nghề chế tạo truyền thống, còn có công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đậm đà màu sắc dân tộc thiểu số như trang phục, hàng mỹ nghệ và thực phẩm v,v, có thể nói là nghiệp vụ kinh doanh các công ty này khắp các lĩnh vực.
Hiện nay, trong nhiều khu vực dân tộc, đường ô-tô đã nối liền phần lớn các làng, điện thoại vào các làng và làn sóng phát thanh và truyền hình phủ khắp các làng, cuộc sống của nhân dân đã có sự thay đổi rất nhiều.
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ở khu vực dân tộc trong nhiều năm qua gắn liền chặt chẽ với chính sách ủng hộ giúp đỡ của nhà nước. Ví dụ, về mức thuế, thể theo quy định hữu quan, các doanh nghiệp phải nộp thuế doanh thu theo mức thuế 33%, nhưng các doanh nghiệp ở khu tự trị dân tộc được hưởng ưu đãi như giảm thuế định kỳ hoặc miễn thuế. Ngoài ra, về mặt thu hút nhân tài và nhập kỹ thuật, các doanh nghiệp ở khu vực dân tộc cũng được hưởng những chính sách ưu đãi. Đồng thời, nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở khu vực dân tộc, nhà nước còn áp dụng những biện pháp như trợ cấp tài chính, tăng thêm đầu tư, khu vực phát triển giúp đỡ khu vực dân tộc v,v.
Được biết, năm 2003, khu vực dân tộc đã hoàn thành giá trị sản xuất hơn 1100 tỷ nhân dân tệ, tăng gấp trên 100 lần so với 50 năm trước. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực dân tộc nhiều năm liền cao hơn mức tăng trưởng trung bình cả nước Trung Quốc.
|