Nghe Online
Dân tộc Pu-mi—môt dân tộc thiểu số của Trung Quốc cư trú tại vùng núi phía bắc tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc. Hiện nay dân tộc Pu-mi có khoảng hơn 30 nghìn người, chủ yếu tập trung sinh sống tại huyện tự trị dân tộc Bạch và dân tộc Pu-mi Lan Bình. Ngày xửa ngày xưa, dân tộc Pu-mi từng sinh sống tại bãi cỏ miền tây bắc Trung Quốc, là dân tộc du mục. Vào khoảng thế kỷ 13, họ di chuyển sang nơi cư trú hiện nay, và cho đến nay vẫn định cư ở nơi này. Hơn 700 năm trôi qua, dân tộc Pu-mi vẫn giữ phong tình dân tộc độc đáo của riêng mình, những bản sắc này thể hiện ở âm nhạc dân tộc, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa phong tục dân tộc.
Anh Nhan Luyện Quân ra đời ở nơi cư trú tập trung của dân tộc Pu-mi, tuy anh làm việc tại Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng anh vẫn yêu tha thiết quê hương và văn hóa dân tộc mình. Giống với các thanh niên của dân tộc Pu-mi khác, anh Quân rất thích âm nhạc của dân tộc mình, anh đã cho phóng viên xem sáo anh tự làm.
Anh Quân nói, dân tộc Pu-mi là một dân tộc hay nhớ về ngày xưa, rất nhiều dấu ấn lịch sử được giữ lại trong tập quán cuộc sống. Nhất là những người thanh niên rất thích nghe người già kể lại câu truyện lịch sử. Đoạn băng các bạn vừa nghe chính là một người già đang kể lại câu truyện lịch sử bằng hình thức vừa nói vừa hát. Trong đêm tĩnh mịch, người trong làng ngồi xung quanh ngọn lửa, nghe người già kể lại câu truyện ông cha di chuyển từ miền bắc sang đây. Tuy rằng câu truyện đã nghe rất nhiều lần, nhưng họ vẫn nghe, vì họ có thể hiểu biết nỗi khổ của ông cha nhằm giành lại đất sinh sống của mình qua câu truyện.
Để bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng di chuyển của ông cha, giữa váy dài nhiều nếp của phụ nữ dân tộc Pu-mi có thêu một đường màu đỏ hình cong. Sợi đỏ cong này tượng trưng tuyến đường di chuyển của ông cha dân tộc Pu-mi. Truyền thuyết kể rằng, sau khi qua đời, người dân tộc Pu-mi vẫn tìm đến nơi yên nghỉ cuối cùng của mình theo con đường này.
Người dân tộc Pu-mi cho rằng phải trở về quê hương sau khi chết, cho nên trong hoạt động lễ tang cũng thể hiện lòng nhớ về ông cha. Trong lễ tang của dân tộc Pu-mi, có một nội dung gọi là "con cừu dẫn đường", tức là ông phù thủy nói tên ông cha cho người chết, và chỉ rõ con đường quay trở về miền bắc, đồng thời cho một con cừu để dẫn đường. Sau đó, ông phù thủy đọc "kinh chỉ đường" cho người chết. Trong kinh nói: "Hãy mau mau thu dọn hành lý, con cừu trắng này sẽ dẫn đường, quay trở về miền bắc chỗ ông cha ta từng cư trú."
Người dân tộc Pu-mi bày tỏ lòng nhớ nhung quê hương qua lễ tang đặc biệt này, ngoài ra, họ còn kế thừa rất nhiều truyền thống để giữ lại bản sắc dân tộc. Ví dụ: là thế hệ sau của dân tộc du mục, trẻ con dân tộc Pu-mi đều phải trải qua một nghi lễ thành niên khi lên 13 tuổi. Anh Quân kể lại "lễ thành niên" mà anh từng trải qua:
"Nghi lễ này là nghi lễ rất quan trọng đối với trẻ con dân tộc Pu-mi, vì trải qua 'lễ thành niên' đánh dấu họ đã thành người lớn. Khi tổ chức nghi lễ thành niên, cả nhà ngồi bên cạnh bếp lửa trước có cột thần, trẻ con tròn 13 tuổi làm lễ thành niên đặt một chân lên túi lương thực tượng trưng của cải, như vậy có nghĩa là cuộc sống sau này sẽ hạnh phúc sung túc. Con trai cầm dao và đồng bạc trong tay, còn con gái thì cầm khuyên tai, vòng tay, vải sa và vải gai, tượng trưng sáng dạ khéo tay, cuộc sống sung túc."
Trải qua nghi lễ thành niên, thanh niên dân tộc Pu-mi có thể tham gia hoạt động sản xuất và xã giao tập thể, thanh niên nam nữ cũng đủ tư cách tìm người yêu.
Dân tộc Pu-mi tin theo "Đạo Đinh Ba", đây là một tôn giáo nguyên thủy. "Đạo Đinh Ba" ảnh hưởng sâu xa tới các mặt cuộc sống. Truyền thuyết cho biết, Đinh Ba là một nữ thần vừa đẹp đẽ vừa tài năng, nàng thường mặc áo trắng, váy trắng, cưỡi la, chỉ uống nước suối và sữa bò, sữa cừu, không ăn ngũ cốc, là một nữ thần giải cứu người khỏi nạn. Người dân tộc Pu-mi coi nàng Đinh Ba là thần cái gì cũng làm được, họ thờ cúng rất thành kính, cầu xin bình yên, thoát khỏi nỗi đau khổ và tai nạn. Nghiên cứu viên của trường Đại học dân tộc Trung Ương bà Dương Trúc Tuệ giới thiệu rằng:
"Đạo Đinh Ba cũng là một tôn giáo tin tưởng vạn vật có linh hồn, tương truyền người sáng lập đạo này tên là Đinh Ba. Người dân tộc Pu-mi cho rằng, sông núi, thảo mộc và người đều có linh hồn, khi gặp chuyện, thì cho rằng là do linh hồn gây nên; để đuổi bệnh tật và yêu quái, phải tổ chức những nghi lễ, cầu mong được sự phù hộ của thần linh."
Người dân tộc Pu-mi vừa có văn hóa lịch sử lâu đời và phong tục nồng thắm, vừa có phẩm chất nhiệt tình, chất phác và thiện chí. Lòng nhiệt tình và hiếu khách là tính cách bẩm sinh của người dân tộc Pu-mi, mỗi khi có người thân bạn bè đến thăm, chủ nhân bưng ngay chè bơ, bột mì rang và hoa quả ra tiếp khách, rồi nhiều lần nâng cốc mời rượu. Khi khách về, chủ nhân sẽ tặng món quà tứ sắc gồm một đùi gà, một miếng thịt muối, một lọ chè và một chai rượu ngọt. Quà tặng tuy không nhiều, nhưng đều là do người dân tộc Pu-mi tự chế biến công phu, thể hiện tình cảm nồng thắm của họ đối với khách. Truyền thống này vẫn được giữ cho đến bây giơ.
|