Cổ ngữ Trung Quốc có câu "tơ không bằng trúc", điều này chắc các nhà nghệ thuật Việt Nam sẽ tán đồng. Trong liên hoan nghệ thuật châu Á lần thứ 6 tại Trường Xuân, đoàn nghệ thuật Việt Nam tuy chọn tiết mục Ba lê đầy hơi hướng cung đình phương tây, nhưng lại hoà nhập nhạc trúc Việt Nam vào trong đó, trình làng vở diễn "làn điệu ru con cánh rừng" lung linh.
"Trong điệu vũ ba lê chúng tôi đưa vào nghệ thuật chân chính Việt Nam, giống như Ba lê Bạch Mao Nữ và Nữ hồng quân của trung Quốc vậy. Lấy hình thức nghệ thuật phương tây, mô tả đất nước Việt Nam." Trưởng đoàn nghệ thuật Việt Nam ông Phạm Xuân Sinh nói như vậy. Ông nói, mong rằng buổi trình diễn của đoàn nghệ thuật Việt Nam đem đến niềm vui bất ngờ cho khán giả Trung Quốc. Vở diễn này đã nhiều lần giành được giải thưởng ở trong nước, mô tả câu chuyện giữa con người với thiên nhiên. Được biết, đề tài này được phát hiện bởi biên đạo khi ông đi thực tế, ông dùng hình thức vũ ba lê mô tả chim bay, bầu trời trong xanh và cánh rừng xanh biếc. Về âm nhạc, sử dụng các nhạc cụ bằng trúc diễn tấu từ đầu tới cuối, mô phỏng tiếng động thiên nhiên một cách chân thật và sinh động.
Chủ đề múa và nhạc của "Làn điệu ru con cánh rừng" chủ yếu thể hiện chất Việt Nam chính cống, nhưng từ thiết kế sân khấu, điệu múa đến ánh sáng và âm thanh, đều mang phong cách hiện đại. Trong ấn tượng người trung Quốc, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nhưng các nghệ sĩ ca múa Việt nam muốn đem đến cho khán giả Trung Quốc một thông điệp: Việt Nam đang hội nhập với thế giới.
"Thị trường nghệ thuật của Việt Nam đã mang đặc trưng quốc tế," diễn viên trẻ của Đoàn nghệ thuật Việt Nam nói với phóng viên, "chúng tôi có thể thưởng thức Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xbia, các tác phẩm tiêu biểu của Mô-da và Bách, đồng thời cũng thưởng thức các điệu múa dân gian, chèo, rối nước v.v."
Tổng chỉ đạo nghệ thuật liên hoan lần này, đạo diễn văn nghệ nổi tiếng Trung Quốc Hình Đức Huy nói, Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi hội nhập thế giới vẫn cố gắng duy trì và phát triển văn hoá truyên thống dân tộc. Chính phủ Việt Nam đã bất tay vào việc đưa nghệ thuật truyền thống vào sách giáo khoa, nhằm giới thiệu với học sinh "ngôn ngữ đặc biệt" và hấp dẫn của tinh tuy văn hoá dân tộc.
|