Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-25 16:16:33    
Nước sông Hoàng Hà sao lại màu vàng? ...

cri
Em Nguyễn Thị Minh học sinh phổ thông trung học tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh viết thư hỏi Ngọc rằng, em rất có tình cảm với TQ, qua sách báo em được biết, Hoàng Hà là chiếc nôi văn hóa của Trung Hoa. Hoàng có nghĩa là màu vàng, có phải đó là con sông màu vàng hay không chị?

Em Nguyễn Thị Minh thân mến, qua câu hỏi của em, chị nghĩ em là một học sinh hay động não suy nghĩ, và rất thích môn địa lý và lịch sử có phải không? có lẽ thành tích học tập của em khá chứ nhỉ? Mong em lúc này có mặt bên máy thu thanh và hoan nghênh các em học sinh cùng các bạn khác có cảm hứng cùng nghe. Em Minh nói đúng, tên gọi Hoàng Hà chính là sắc nước màu vàng của nó mà ra. Hoàng Hà dài 5500 km, là dòng sông lớn thứ hai Trung Quốc, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải Tây Tạng uốn khúc chảy qua 9 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc là Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam và Sơn Đông cuối cùng chảy vào Bột Hải. Có mấy dòng sông lớn nổi tiếng trên thế giới mang hàm lượng đất cát khá cao. Ví như hàm lượng đất cát của sông Mi-xi-xi-bi Mỹ là 1Kg/mét khối nước, sông Ni-Rô Ai cập là 1,62 Kg/ m khối, sông A mu của Nga là 2,3 Kg/ m khối, thế nhưng hàm lượng cát của sông Hoàng Hà cao những 32 Kg / M khối nước, hèn nào mà sắc nước của nó màu vàng và được mệnh danh là sông Hoàng Hà. Thực ra, nước thượng du của Hoàng hà trong xanh, nhưng vì khi nó chảy qua cao nguyên Hoàng thổ thì sắc nước của nó mới ngả sang màu vàng. Hàng năm nước sông cuốn trôi hơn 1 tỷ 600 triệu tấn đất cát xuống hạ du của sông, nếu dùng khối lượng đất cát này đắp thành bờ đê cao một mét, rộng một mét có thể quây vòng quanh trái đất 27 vòng, hèn nào mọi người ví cá của sông Hoàng Hà cũng bị nhộm thành màu vàng.

Một khối lượng lớn đất cát của sông Hoàng Hà cùng với nước sông chảy đến đồng bằng Hoa Bắc, do lòng sông rộng, nước sông chảy chậm, khoảng 1 tỷ 200 triệu tấn đất cát chôi vaò Bột Hải, ngoài ra khoảng 400 triệu đất cát bị ứ tại lòng sông hạ lưu, khiến lòng sông mỗi năm cao lên khoảng 10 cm. Lòng sông Hoàng Hà trong địa phận thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam còn cao hơn cả tường thành của thành phố Khai Phong, do đó sông Hoàng Hà như được treo trên không trung, cho nên mọi người ví đoạn sông ở hạ lưu sông Hoàng Hà là sông treo.

Nói đến sông Hoàng Hà, Ngọc Ánh chợt nghĩ đến cuốn hồi ký mà Ngọc Ánh đang đọc.

Bạn Nguyễn Cao Sơn ở xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thnh Hóa viết rằng: Nghe Ngọc Ánh đọc cuốn hồi ký "Hoàng Hà nhớ Hồng hà thương" của bà Trần Kiếm Qua phu nhân của lưỡng quốc tướng quân Hồng Thủy, khiến tôi thật là xúc động trước những chi tiết chân thật sinh động về cuộc đời cách mạng của phu nhân tướng Hồng Thủy. Cuốn hồi ký thật hấp dẫn. Mối tình giữa tướng quân Hồng Thủy với bà Trần Kiếm Qua thật là tuyệt đẹp, đó là hình ảnh thu nhỏ của mối tình hữu nghị Việt Hoa. Tôi đã từng được nghe kể qua giai thoại về vị tướng tài ba của hai nước Việt Trung. Nay lại được nghe lời tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi công đức, tài ba của lưỡng quốc tướng quân, khiến tôi càng thêm hiểu biết và khâm phục cuộc đời của tướng quân. Tướng quân Hồng Thủy đã chiếm được cảm tình của nhân dân Trung Quốc. Điều này chứng tỏ cuộc cách mạng củaTrung Quốc cũng như Việt Nam hết thảy đều là vì tổ quốc, vì nhân dân, vì độc lập và giải phóng đất nước. Tiếc rằng vị tướng đã ra đi quá sớm để lại biết bao niềm thương nối nhớ và lòng luyến tiếc cho nhân dân hai nước Việt Trung, nhất là gia đình thân quyến của bà Trần Kiếm Qua. Qua thư này, nhờ Ngọc Ánh chuyển lời hỏi thăm của tới bà Trần Kiếm Qua phu nhân của tướng quân.

Bạn Nguyễn Thị Kim Chinh ở tổ 6 Phường Quyết Thắng tỉnh Sơn La viết rằng: Nghe Ngọc Ánh đọc cuốn hồi ký "Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương " của bà Trần Kiếm Qua mà em và mẹ em đều bị thu hút ngay, chỉ tiếc rằng thỉnh thoảng làn sóng hơi bị nhiễu. Không hiểu cuốn hồi ký này có dịch sang tiếng Việt hay chưa?

Bạm Kim Chinh thân mến, cuốc hồi ký "Hoàng Hà nhớ Hồng hà thương " của bà Trần Kiếm Qua phu nhân Trung Quốc của lưỡng quốc tướng quân Hồng Thủy đã được dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản văn học Việt Nam xuất bản vào năm 2001 với giá 58 nghìn đồng Việt Nam.