Người Trung Quốc thường mô tả mùa xuân với tâm trạng vui tươi, là một bức tranh: cỏ non xanh rờn, cây cối đâm trồi, băng tan nước chảy, chim hót líu lo, một khung cảnh tràn đầy nhựa sống và vui mừng phấn khởi. Có một bài hát mang tựa đề tựa đề "Câu chuyện mùa xuân", là mô tả một mùa xuân tốt đẹp của đất nước Trung Hoa sau khi tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa.
"Câu chuyên mùa xuân" :
Mùa xuân năm 1979,
Có một cụ già đến ven biển miền Nam
Người cầm bút khoanh một vòng,
Những toà lầu liền mọc lên như thần thoại.
Như tiếng sấm, gọi thức Trường Thành,
Như nắng xuân rọi sáng giang sơn.
Ôi Trung Quốc.
Người cất bước làm rạng rỡ non sông,
Bước vào mùa xuân muôn vật đổi mới.
Đây là lời của bài hát "Câu chuyện mùa xuân", đây là một bài hát lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỷ 20. Bài hát này chính là tiếng lòng chung của nhân dân Trung Quốc biết ơn và kính yêu đồng chí Đặng Tiểu Bình, Người đã dẫn dắt nhân dân Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa, đã mang lại nhiều sự đổi thay to lớn cho đất nước.
Ông Tưởng Khai Nho là tác giả của bài hát "Câu chuyện mùa xuân". Ông Nho xuất thân trong một gia đình địa chủ phong kiến Trung Quốc, ngay từ nhỏ ông đã ham bút nghiên viết lách, cho nên được bà con địa phương gọi là "cậu bé tú tài". Phần lớn anh chị em gia đình ông đều sinh sống tại Hồng Kông, Đài Loan và Mỹ, chính bối cảnh gia đình phức tạp như vậy đã từng mang lại nhiều đau khổ và phiền phức cho ông trong thập niên 60 của thế kỷ trước.
Năm 1979 là bước ngoặt quan trọng của vận mệnh Trung Quốc, và cũng là bước ngoặt số phận của ông Nho. Những giọt sương mùa xuân long lanh ngấm dần vào cõi lòng từng khô cạn của ông, thế là ông quyết định sáng tác những vần thơ mùa xuân để ca ngợi Đảng, ca ngợi nhân dân.
Mùa Xuân năm 1992, đồng chí Đặng Tiểu Bình, vị tổng thiết kế sư của công cuộc cải cách và mở cửa Trung Quốc đã đáp chuyến tàu tốc hành xuống thị sát miền Nam Trung Quốc, tại đây đồng chí đã phát biểu bài nói quan trọng, ngay tức khắc, đất trời Trung Quốc như làn sóng dâng trào, đâu đâu cũng xuất hiện quang cảnh muôn hôǹg nghìn tía. Để lần theo dấu chân của Người, để viết nên câu chuyện mùa xuân, ông Khai Nho liền đích thân đến Thâm Quyến, tìm cảm sáng tác những nốt nhạc, những vần thơ, ông cảm nhận bầu không khí tất bật và nhộn nhịp của nền kinh tế thị trường, lặng lẽ lắng đọng ý tưởng vào cõi lòng mình. Thế là cuối năm 1992, với tình cảm và với lòng tôn kính đồng chí Đặng Tiểu Bình, ông Nho đã sáng tác nên bài hát "Câu chuyện mùa Xuân".
Nếu như các bạn cũng quen thuộc và ngâm nga giai điệu bài hát "Câu chuyện mùa Xuân", bạn sẽ mường tượng và như đang nghe một cụ già hiền từ ôn tồn kể cho bạn nghe một câu chuyện mùa xuân kỳ diệu, thật là gần gũi và thân tình xiết bao. Bài hát này đã đi sâu khắc họa vĩ nhân Đặng tiểu Bình, Người đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc cải cách và mở cửa, khiến đời sống vật chất của nhân dân Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, đời sống tinh thần cũng như ý thức tư tưởng của người dân cũng có sự thay đổi to lớn.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 tại huyện Quảng An tỉnh Tứ Xuyên miền Tây Nam Trung Quốc. Năm 16 tuổi, đồng chí sang Pháp du học, vừa học vừa làm. Tại Pháp, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động Cách mạng. Trong những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm, đồng chí là vị tướng quân có công trạng to lớn. Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của chính phủ trung ương. Sau năm 1978, là vị quan chức quan trọng của chính phủ, với tài trí tuyệt vời, đồng chí đã xác định Trung Quốc đi lên con đường cải cách và mở cửa, phát triển kinh tế, khiến đời sống của nhân dân được nâng cao. Ý tưởng chỉ đạo "Một quốc gia hia chế độ" của đồng chí, đã đặt nền tảng vững chắc cho Hồng Kông, Ma Cao trở về với đất mẹ Trung Hoa.
Trên quê hương đồng chí Tiểu Bình có dòng Trì Giang mát rượi, năm xưa, đồng chí đã cất bước từ dòng Trì Giang, xa rời quê hương, dấu chân của Người đã in lên mảnh đất Trung Hoa, để lại cho cả thế giới. Các bạn đang nghe bài hát "Ca dao Trì giang", bài hát này đã bày tỏ lòng kính yêu và tưởng nhớ của bà con làng xóm quê hương đối với đồng chí Tiểu Bình .
Đại ý bài ca rằng: Dòng Trì giang quanh co dằng dặc,
Con thuyền lướt nhẹ trên sóng xanh,
Chàng trai trẻ trên thuyền trầm ngâm.
Ra đi trong mưa gió không quay đầu.
Từ Trì Giang chàng cưỡi sóng ra khơi,
Mở ra con đường thế kỷ sáng ngời.
"Học thuyết con mèo" của Đồng chí Đặng Tiểu Bình rất nổi tiếng, đó là "bất kể mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt được chuột thì đều là mèo tốt". Học thuyết "con mèo " đã cổ vũ mạnh mẽ tình thần phát triển kinh tế của nhân dân Trung Quốc, đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, đưa nhân dân Trung Quốc đi lên con đường giàu có. Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Mèo đen mèo trắng" do chị Lâm Bình trình bày. Bài hát này mang nhịp điệu phong cách nhạc Jốc, vui vẻ hài hước, thể hiện một cách sinh động "Học thuyết con mèo" :
Bài hát có đọan: Một bầy mèo đã có từ xưa,
Mèo trắng mèo đen cùng một lứa.
Mèo trắng khen mình là mèo tốt,
Mèo đen khoe mình đẹp lại xinh.
Thực ra chúng đâu mà có hiểu,
Bất kể mèo trắng hay mèo đen,
Mèo bắt được chuột mới mèo tốt.
Đồng chí Đặng tiểu Bình rất qúy mến con trẻ, cho rằng, trẻ em là tương lai của đất nước. Trong thời gian thăm Mỹ, khi các em thiếu nhi Mỹ đồng ca xong bài hát "Em yêu Thiên An môn Bắc Kinh" bằng tiếng phổ thông Trung Quốc ngọng níu ngọng nô, đồng chí lên sân khấu hôn lên trán chúng, các khán giả trong hội trường ai nấy đều hết sức xúc động. Với danh nghĩa "một Đảng viên cộng sản ", Đồng chí Đặng Tiểu Bình quyên góp cho quỹ "Chương trình Hy vọng", giúp đỡ những em học sinh nghèo buộc phải bỏ học, qua nhiều lần tìm hiểu, các cán bộ công tác mới biết người quyên tặng giấu tên này chính là Đồng chí Đặng Tiểu Bình.
Các trẻ em Trung Quốc cũng kính yêu người ông hiền từ này, ông Tiểu Bình là người ông mẫu mực trong lòng các em.
Ví dụ như bài hát " Con đường ông Tiểu Bình đã đi" có đoạn:
Con đường nhỏ xuyên qua mây khói,
Biết bao quanh co và khúc khuỷu .
Để lại biết bao dấu chân Người,
Đường hôm nay ta đi trên đó,
Hạnh phúc và tươi đẹp biết bao.
Noi gương ông ta chăm học hành ,
Xây đắp tương lai của đất nước.
Công cuộc cải cách mở cửa đã đưa Trung Quốc đi lên con đường phồn vinh, tràn đầy sức sống của mùa xuân, nhân dịp ngày sinh lần thứ 100 của Người 22 tháng 8, chúng tôi xin kính dâng lên Người những bài hát trên đây để bày tỏ lòng tưởng nhớ sâu sắc đối với Người.
|