Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-24 16:31:08    
Dân tộc Di

cri
Dân tộc Di có lịch sử lâu đời và văn hoá cổ truyền, dân số dân tộc Di ít hơn dân số dân tộc Choang, dân tộc Mãn, dân tộc Hồi, dân tộc Uây-ua, đứng thứ 5 trong các dân tộc thiểu số TQ, theo số liệu thống kê của năm 1990, dân tộc Di có gần 6,58 triệu, chủ yếu cư trú ở ba tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và miền tây bắc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Dân tộc Di có ngôn ngữ và chữ viết của mình, có tới 6 thứ tiếng địa phương; dân tộc Di còn có lịch của mình; âm nhạc dân tộc Di rất độc đáo, thường vừa hát vừa muá. Công nghệ truyền thống có tranh sơn, thêu thùa, đồ trang sức bằng bạc, điêu khắc, hội hoạ v.v, mang đậm màu sắc dân tộc. Dân tộc Di thích uống rượu, thường ngồi trên sàn nhà thành một vòng tròn, lần lượt truyền tay nhau chén rượu để uống. Người Di rất hiếu khách, mời rượu hết sức thành chân.

Lửa tượng trưng cho việc Dân tộc Di đeo đuổi ánh sáng. Tại khu vực dân tộc Di cư trú, ngày tết long trọng nhất là tết bó đuốc, tết bó đuốc thường tổ chức vào ngày 24 hoặc ngày 25 thấng 6, tối đến, bà con dân tộc Di đốt đuốc đi thành hàng ngũ, ánh lửa chiếu sáng từ đầu làng ra đến đồng ruộng, mọi người vây quanh đống lửa đang rực cháy, ca muá thâu đêm.

Dân tộc Di có rất nhiều lễ tết, "tết cắm hoa" ở huyện Đại Diêu châu Sở Hùng rất độc đáo. Bà con tết hoa Mã Anh rực rỡ đội trên đầu, cắm trước cửa để ca ngợi người anh hùng chống bạo tàn Mi-y-lu. Đến mùa hoa Mã Anh nở rộ, bà con dân tộc Di nhảy múa ca hát, chúc mừng đời sống hạnh phúc.

Khí hậu và địa hình ở các khu vực dân tộc Di cư trú phức tạp đa dạng. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội lâu dài, khu vực dân tộc Di cư trú đã hình thành ba loại hình văn hoá kinh tế: loại hình văn hoá kinh tế canh nông trồng ngũ cốc tại vùng Đại tiểu Lương Sơn Tứ Xuyên, Vân Nam; loại hình văn hoá kinh tế lúa nước thung lũng ở Vân Nam và vùng dân tộc Di miền nam; một số vùng dân tộc Di Quý Châu và một số vùng dân tộc Di Lương Sơn có tài nguyên rong nước phong phú, cho nên ngoài trồng một số cây nông nghiệp ra, còn chăn nuôi gia súc gia cầm, thuộc loại hình văn hoá kinh tế nông nghiệp hỗn hợp.

Cùng với sự phát triển kinh tế, điều kiện đời sống vật chất của người dân tộc Di được cải thiện rõ rệt. Tại vùng kinh tế khá phát triển, người dân tộc Di đang vươn lên làm giàu và đi lên cuộc sống khấm khá.