Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-24 15:06:29    
Nông thôn Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều người đi làm nhà máy xí nghiệp

cri
Anh Đinh Lượng Lượng và 13 nông dân khác ở thôn Đinh Gia phường Thắng Viên quận Đông Doanh thành phố Đông Doanh tỉnh Sơn Đông Trung Quốc gần đây được đến làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Ao-luo Sơn Đông, đã từ người nông dân trở thành người làm công ăn lương tháng.

Theo đà kinh tế thị trường Trung Quốc từng bước phát triển, ngày càng nhiều nông dân như anh Đinh Lượng Lượng bắt đầu rời khỏi ruộng vườn và nông thôn, đi vào các thị trấn thành phố và xí nghiệp, trở thành công nhân, nhà doanh nghiệp dân doanh hoặc buôn bán làm ăn cá thể.

Chính quyền quận Đài Nhi Trang thành phố Tảo Trang miền nam tỉnh Sơn Đông đã tổ chức mạng lưới cung cấp lao động lấy cơ quan sắp xếp việc làm làm chính, các văn phòng bảo đảm lao động và cơ quan cung ứng lao động của thị trấn hỗ trợ, đã lần lượt hợp tác với Bắc Kinh, Quảng Đông.v.v... thành lập cơ sở cung ứng lao động. Hiện nay, toàn quận có gần 20 nghìn nông dân đi nơi khác làm việc, bình quân thu nhập theo đầu người là hơn 6000 đồng nhân dân tệ một năm.

Quận Đài Nhi Trang thành phố Đông Doanh còn tích cực phát triển xí nghiệp dân doanh về ngành nông nghiệp, xoay quanh các nghề chính như nuôi tằm, chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả.v.v..., để nông dân vào xưởng làm công nhân, tự mình làm chủ doanh nghiệp. Hiện nay, ở đây có hơn 2800 xí nghiệp dân doanh và hộ công thương cá thể gia công các sản phẩm như thực phẩm, gỗ ván.v.v..., với hơn 150 nghìn người, có 7 xí nghiệp dân doanh đầu tư tài sản cố định trên 5 triệu đồng nhân dân tệ.

Ở thành phố Đông Doanh tỉnh Sơn Đông, cơ quan chính quyền kết hợp chặt chẽ giữa việc thu hút vốn đầu tư với sắp xếp lao động nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân, khiến ngày càng nhiều nông dân trở thành công nhân ăn lương tháng tại các xí nghiệp dân doanh và xí nghiệp vốn đầu tư của nước ngoài. Được biết, quận Đông Doanh hiện nay đã thu hút 256 hạng mục đã đưa vào sản xuất và đang xây dựng, tổng số vốn đã đầu tư là 740 triệu nhân dân tệ, sắp xếp hơn 3600 lao động nông thôn dư dôi.

Phát triển kinh tế tư doanh cá thể khiến hàng loạt nông dân trở thành thương gia. Những năm gần đây, chính quyền các nơi Trung Quốc ra sức khuyến khích phát triển kinh tế tư doanh cá thể, đưa ra chính sách ưu đãi về các mặt như đăng ký môn bài, thu thuế, kinh doanh sản xuất.v.v..., xóa bỏ gần 50 khoản thu phí chế ước hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế tư doanh cá thể, tạo một môi trường thông thoáng cho phát triển kinh tế tư doanh cá thể.

Tại thành phố Lâm Nghi miền nam tỉnh Sơn Đông, cơ quan chính quyền địa phương đã phát huy đầy đủ ưu thế về địa lý của địa phương là kề sát đường quốc lộ cao tốc Bắc Kinh – Phúc Kiến và Bắc Kinh – Thượng Hải, tích cực hướng dẫn nông dân làm sống động lưu thông thương nghiệp. Mấy năm gần đây, ở đây đã lần lượt mở rộng, xây mới gần 100 thị trường lưu thông hàng hóa các loại, khiến các loại thị trường tổng hợp, thị trường chuyên ngành, thị trường bán buôn phát triển tới hơn 80 nơi. Hiện nay, các hộ công thương cá thể từ hơn 20 tỉnh, thành phố và khu tự trị đến đây làm ăn buôn bán, trong đó hàng năm có hơn 10 nghìn nông dân đến thành phố thị trấn kinh doanh bán buôn, bán lẻ.v.v..., trong họ có người trở thành ông chủ và trưởng phòng kinh doanh, ngoại ô xung quanh thành phố Lâm Nghi còn hình thành đội ngũ gồm hơn 20 nghìn người môi giới nông thôn, hình thành cầu nối và mối quan hệ làm sống động lưu thông, giảm bớt hàng nông sản khó bán, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Nông dân vào thành thị làm công nhân là xu hướng tất yếu, phó cục trưởng cục bảo đảm xã hội quận Đông Doanh Lưu Học Mỹ nói, theo đà tiến trình nông thôn công nghiệp hóa ngày càng nhanh, sức lao động dư dôi hàng năm ở nông thôn ngày càng tăng lên, nông dân tăng thêm thu nhập ngày càng khó khăn, vậy việc tích cực hướng dẫn nông dân chuyển hướng phi nông nghiệp, hướng tới ngành nghề phi nông nghiệp, có hiệu xuất là hướng đi sáng suốt.

Ông Trương Tôn Bình, giáo sư khoa kinh tế học viện kinh tế Sơn Đông cho rằng, sau khi nông dân trở thành công nhân ăn lương tháng, chính quyền còn phải làm nhiều công việc, ví dụ như phải giải quyết nhanh vấn đề đi học của con cái họ, bảo hiểm y tế, đứng ra đảm bảo cho họ mua nhà cửa.v.v...

Được biết, hiện nay cơ quan chính quyền các nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Tế Nam, Thâm Quyến.v.v...đã đưa ra chính sách về các mặt việc làm, chữa bệnh, con cái học hành của nông dân, họ bắt đầu từng bước được hưởng quyền lợi công nhân ăn lương tháng trong thành thị.