Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-24 14:02:58    
Vun đắp quan hệ gia đình lành mạnh

cri
Nói đến quan hệ gia đình, những vấn đề hàng ngày chúng ta tai nghe mắt thấy thì quá nhiều, nếu như phải giải thích một gia đình như thế nào mới là gia đình lành mạnh, thì có lẽ không phải dễ dàng. Thế nhưng, một nhân tố khiến cho quan hệ gia đình được lành mạnh, thì thực ra đều là những khái niệm cơ bản là thẳng thắn, cùng hưởng thụ, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, thương yêu nhau.

Trong một gia đình, trước hết cha mẹ phải có trách nhiệm làm gương cho con cái từ cử chỉ cho đến hành động, bởi vì cha mẹ không những là sự liên kết quan hệ giữa những người lớn trong gia đình, mà còn là sự liên kết quan hệ giữa hai vợ chồng và giữa con cái với nhau .

Tuy không biểu lộ ra ngoài , nhưng con trẻ thật sự cần có người lớn chỉ bảo về quy phạm hành vi, chẳng khác nào chúng cần giấc ngủ đầy đủ và bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng. Cha mẹ có trách nhiệm thường xuyên cho cháu biết những việc gì nên làm. Chẳng hạn như, bảo cháu ngủ một mình . Như vậy vừa có thể bồi dưỡng cho cháu tính độc lập, lại giúp cha mẹ duy trì quan hệ mật thiết với nhau .

Sự ganh tỵ giữa anh chị em với nhau là vấn đề mà chúng ta đều quan tâm. Khi trẻ sơ sinh bế về đến nhà, các cháu lớn thường xuất hiện hiện tượng mà tâm lý học gọi là " thụt lùi", đã biết ngồi bô, nhưng cứ đòi trở lại lót tã , đã biết dùng cốc uống nước, nhưng lại đòi uống bằng bình sữa , và động một tý là quấy khóc, dùng đủ cách để khiến mọi người chú ý tới mình. Cha mẹ nên nhận thức được rằng, bé làm như vậy không phải là cố ý quấy rầy bố mẹ. Những lúc này cần cho cháu biết cha mẹ vẫn rất yêu quý bé. Phải định kỳ dành riêng cho cháu lớn chút thời gian bên cha mẹ. Nếu như cho cháu lớn giúp cha mẹ trông em bé, cũng có tác dụng nhất định, từ đó cháu lớn sẽ nẩy sinh lòng tự tin và bảo vệ một cách lành mạnh.

Khi cháu 14-15 tuổi , cha mẹ không còn là lực lượng ảnh hưởng chính tới cháu nữa. Mười mấy tuổi là thời kỳ tính nết bắt đầu hình thành, bạn bè và bạn học đã thay thế cha mẹ bước lên trung tâm vũ đài, nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ có thể lùi xuống vị trí thứ yếu . Tìm hiểu bạn bè của con cái lúc này là một biện pháp quan trọng để duy trì sự liên hệ với con cái đang không ngừng biến đổi. Bạn có thể mời bạn học của cháu sau khi tan học đến nhà chơi. Thế nhưng, điều quan trọng nhất vẫn là phải nắm được những hoạt động của con sau khi tan học. Trong qúa trình trưởng thành, có một thời kỳ cháu không muốn có việc gì cũng nói với cha mẹ, cha mẹ phải cố gắng tìm cách duy trì thói quen có việc gì cùng thảo luận với con cái.

Quan hệ giữa cha mẹ là mối quan hệ quan trọng nhất để thắt chặt quan hệ trong gia đình. Cha mẹ thương yêu và tôn trọng lẫn nhau là tấm gương ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi một người trong gia đình.

Đối với một gia đình mà nói, còn có ông bà nội, ngoại là điều đáng quý nhất. Thời gian ông bà tham gia những hoạt động ở trường và rèn luyện sức khỏe của cháu thường nhiều hơn cha mẹ chúng, các cháu cũng mong nhìn thấy ông bà ngồi xem. Nếu như ông bà nội, ngoại xích mích vì việc nhỏ nhặt trong gia đình, thì mọi người nên đối xử công bằng, cùng nhau vun đắp quan hệ gia đình lành mạnh.