Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-23 17:50:03    
Đi thăm bản Thái Hoa Yêu

cri

Nghe Online

Ở thung lũng sông Hồng tỉnh Vân Nam miền Tây Nam TQ, có một chi của dân tộc Thái – Thái Hoa Yêu sinh sống tại đây. Nơi đây xung quanh đồi núi bao bọc, dòng sông Hồng chảy xiết đã mang lại lượng hơi nước và nhiệt dồi dào, làm cho khí hậu ở đây bốn mùa ẩm ướt, nhiều mưa. Thái Hoa Yêu đời đời sinh sống tại đây không những hình thành mô hình cuộc sống nam làm ruộng nữ dệt vải, còn sáng tạo nên văn hoá Thái Hoa Yêu giàu màu sắc.

Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, tổ tiên của Thái Hoa Yêu di rời đi nơi khác dọc theo sông Hồng, một bộ phần đi về phía nam, đến Việt Nam, Lào, Thái Lan, một bộ phần khác thì cư trú tại thung lũng sông Hồng, con cháu của họ là Thái Hoa Yêu ngày nay.

Theo tập tục của Thái Hoa Yêu, trước khi khách vào cổng bản, dân bản tập trung tại cổng tổ chức lễ chào mừng. Bà con dân bản cho rằng, cổng bản là nơi phân giới giữa người và ma quỷ, tiến hành hoạt động thờ cúng chào đón khách phương xa vào cổng, có thể mang lại bình yên và hạnh phúc. Trước khi vào cổng bản Thái Hoa Yêu, chúng tôi cũng được chào mừng với nghi lễ long trọng. Hai cụ già Thái Hoa Yêu đứng hai bên đường, căng hai sợi chỉ đỏ dài, bảo chúng tôi bước qua bước lại ba lần. Trưởng bản Quách Văn Hoa cho chúng tôi biết ý nghĩa của động tác này:

"Bước lần đầu là để làm sạch bụi trần trong tâm hồn của khách; bước lần thứ hai là để xoá đi nỗi mệt nhọc của khách trên đường; bước lần thứ ba là người Thái đem lời chúc phúc tốt đẹp cho khách phương xa."

Khi sợi chỉ đỏ buộc lên tay chúng tôi, các cô gái Thái Hoa Yêu cất giọng hát bài hát chúc rượu, tiếng hát êm dịu, các cô bưng rượu gọi mời chúng tôi uống để đẩy trần.

Bước vào bản làng Thái Hoa Yêu, hiện ra trước mắt chúng tôi là cảnh sắc cây cối xanh rờn, um tùm. Lá chuối đung đưa trước gió, cây xoài cây vải bên đường nặng trĩu quả, giơ tay một cái là có thể với tới. Người Thái Hoa Yêu ở nhà xây bằng gạch mộc, đất, loại nhà này muà đông ấm áp, muà hè mát mẻ, những ngôi nhà rải rác trong bản làng, cái dựa vào vách núi, cái xây ngay bên bờ sông. Xung quanh bản làng cây cối xanh tươi, dòng suối chảy róch rách qua bản làng, bầu không khí tĩnh mịch liền với dải đất rộng bao la, hình thành cảnh quan độc đáo của bản làng dân tộc Thái.

Nghe thấy giọng hát ngọt ngào của các thiếu nữ Thái Hoa Yêu, chúng tôi vội bước thật nhanh, để đến tận mắt các cô gái dân tộc Thái Hoa Yêu có vóc dáng mảnh mai, yểu điệu. Đi trong bản làng, chúng tôi thỉnh thoảng bắt gặp những thiếu nữ Thái Hoa Yêu xinh đẹp, hồn nhiên trong trang phục dân tộc sặc sỡ. Những bộ trang phục đẹp của họ khiến các cô gái sắc tộc khác phải ghen tỵ, các chàng trai phải dừng chân ngắm nhìn, tiếng nói điệu cười của các cô khiến mọi người rạo rực trong lòng.

Trang phục của phụ nữ Thái Hoa Yêu rất đặc sắc. Trên mặc chiếc áo ngắn nền đen thêu hoa chật ống, cổ áo đính chuông nhỏ bằng bạc, dưới mặc váy ống ngũ sắc. Các chị thường đeo hoa tai bạc, vòng tay bạc, kiểu tóc, trang phục và phục sức đều rất độc đáo.

Nói đến dân tộc Thái, mọi người thường nghĩ đến tết té nước, nhưng tết té nước chỉ là tết của dân tộc Thái ở Síp-sỏng-ban-na. Đối với Thái Hoa Yêu sống bên bờ sông Hồng, ngày tết long trọng nhất là tết Phố hoa. Tết Phố hoa là ngày hội long trọng để thanh niên nam nữ Thái Hoa Yêu làm quen với nhau, yêu nhau và kết duyên với nhau. Đến ngày tết, các cô gái Thái Hoa Yêu sẽ mặc trang phục sặc sỡ nhất đi trên đường phố. Các chàng trai trong bản làng thì đừng ở hai bên đường ngắm nhìn. Nếu chàng trai nào thấy thích cô nào thì tặng cô ấy bánh đường đỏ, chỉ đỏ, khăn quàng cổ, chiếc rọ nhỏ v.v làm qua, nếu cô ấy cũng ưng ý thì tặng lại chàng trai khăn tay, vải, dây thắt lưng v.v, và chiêu đãi chàng trai cơm nếp, trứng vịt chuẩn bị từ trước. Ăn xong bữa cơm đầy tình nghĩa này, từng cặp tình nhân dắt tay nhau vào cánh rừng hoặc tới nơi ca múa, vui vẻ trò truyện hưởng lạc.

Tết phố hoa thường tổ chức vào đầu tháng 3 hàng năm, chúng tôi đến thăm bản làng Thái Hoa Yêu vào tháng 8, tuy không được chứng kiến quang cảnh ngày tết vui nhộn, nhưng thăm quảng trường phố hoa, đã chứng kiến cảnh các chàng trai và cô gái Thái Hoa Yêu nhảy muá ca hát.

Những chàng trai mặc áo đen gõ trống gõ chiêng, các cô gái nhảy điệu múa tự sáng tác. Nội dung điệu múa chủ yếu là tái hiện cảnh lao động như: dệt vải, bắt cá, reo mạ, chặt mía v.v. Từ những điệu múa chất phác ấy, chúng ta có thể cảm nhận niềm vui của Thái Hoa Yêu trong lao động.