Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-23 15:25:49    
Thăm quê hương Khổng Tử

cri
Thành phố Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc là quê hương của Khổng Tử. Tại đây có khu nhà ở cũ của ông, có lớp học mà ông giảng bài năm xưa và phần mộ yên nghỉn muôn thuở của ông. Hiện nay những nơi này đã được khai thác thành điểm du lịch để mọi người tìm hiểu và tưởng nhớ Khổng Tử.

Đến Khúc Phụ mọi người không thể quên 3 nới đó là Khổng miếu, Khổng Phủ và Khổng Lâm. Ba điểm du lịch này hoà thành một khối và được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Khổng miếu cùng với Cố Cung Bắc Kinh và Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức tỉnh Hà Bắc được gọi là 3 cụm kiến trúc cổ của Trung Quốc, là những nơi tế Khổng Tử của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Thực ra Khổng Miếu chính là nơi ở của Khổng Tử lúc sinh thời, lúc đó chỉ có 3 gian nhà tranh, trong đó cất giữ các đồ dùng của Khổng Tử như áo, mũ, đàn, xe, sách... Về sau, vua quan các triều đại phong kiến đến đây tế lễ Khổng Tử, khiến Khổng Miếu không ngừng được sửa sang và mở rộng, và hơn 700 năm về trước hình thành qui mô như ngày nay.

Bước vào Khổng Miếu hiện ra trước mắt là một đường hành lang dài, cuối hành lang là một khu nhà nằm kề nhau san sát. Khổng Miếu cả thảy có 9 khu nhà, rộng 21 ha, chạy từ năm lên bắc dài 1 km gồm hơn 460 ngôi nhà. Ngoài ra trong khu miếu còn có hơn 1200 cây cổ thụ và hơn 2000 tấm bia đá.

Điện Đại Thành là một trong những kiến trúc chủ yếu của Khổng Miếu, cũng là nơi trung tâm tế lễ Khổng Tử. Trong điện được sơn son thiếp vàng rực rỡ, có 9 bàn thờ cỡ lớn và 17 pho tượng, pho tượng chính giữa là Khổng Tử. Tượng cao 3m, với nét mặt vương giả cao qúi và uy nghiêm. Đây chẳng qua là hình ảnh Khổng Tử đã thần hóa, thực ra Khổng Tử chỉ là một văn nhân bình dị mà thôi.

Do điện Đại Thành là nơi tế lễ của vua chúa các triều đại phong kiến Trung Quốc, nên ngay cả cột trụ ở ngoài điện cũng rất lộng lẫy nguy nga. Ở dưới đường hành lang quanh điện Đại Thành có 28 cột Long trụ khắc đá, cột cao 6 mét, trong đó 10 cột long trụ phù điêu ở phía trước điện là nổi bật nhất, trên mỗi cột trụ có khắc 2 con rồng rất sống động, có thể coi là báu vật trong nghệ thuật khắc đá Trung Quốc. Trong các thời đại phong kiến Trung Quốc, hình ảnh của rồng là tượng trưng cho nhà vua, vậy mà trong Khổng Miếu được phép khắc hình ảnh của rồng đã nói lên địa vị của Khổng Tử cao tới mức nào.

1  2