Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-17 21:08:00    
Văn Sơn Vân Nam lại là một trung tâm 'Văn hóa Trống đồng' thời cổ đại TQ

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: Gần đây việc nghiên cứu "Văn hóa Trống đồng" – được coi là tiêu biểu quan trọng cho nền văn hóa các dân tộc miền tây nam TQ cũng như Đông Nam Á đã có bước tiến triển mới. Châu Tự trị người Mèo và người Choang Văn Sơn tỉnh Vân Nam nằm ở vùng núi tây nam và tiếp giáp với VN, do phát hiện nhiều loại trống đồng nên được các nhà khảo cổ học cho rằng có thể là một trong những nơi bắt nguồn của "Văn hóa Trống đồng", và là con đường quan trọng của việc giao lưu văn hóa giữa thời cổ TQ và các nước Đông Nam Á.

Trống đồng đã được các học giả phương Tây quan tâm từ hơn 100 năm trước. Cho đến nay, đối với cuộc tranh luận về khởi nguồn của trống đồng, có nhiều học giả tán thành Vân Nam là nơi khởi nguyền trống đồng. Năm 1975, trống đồng "Hình đập Vạn gia" được đào ra tại châu Tự trị người Di Sở Hùng Vân Nam, là trống đồng có thời đại phát hiện lâu đời nhất. Vài năm qua, Văn Sơn Vân Nam lần lượt đào ra và phát hiện 138 mặt trống đồng cất giữ trong dân gian. Trong đó đã xác nhận có 6 mặt trống là loại sớm nhất của trống đồng "Hình đập Vạn gia", mật độ phân bố chỉ xếp sau Trống đồng Sở Hùng. Giáo sư Lý Côn Thanh – Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ trường Đại học Vân Nam khảo chứng, thời đại xuất hiện loại trống đồng này vào khoảng từ thời đầu Xuân Thu đến thời cuối Chiến Quốc, nhất trí với thời đại của Trống đồng Hình đập Vạn gia, cho nên nêu ra, Văn Sơn Vân Nam rất có thể lại là một nơi bắt nguồn trống đồng khác ngoài Sở Hùng.

Các học giả nhận định, Văn Sơn cũng có một vị thế đặc biệt trong quá trình diễn biến của trống đồng. Trống đồng hình Thạch Trại Sơn của huyện Quảng Nam Văn Sơn được đào ra vào năm 1919, lại là một loại hình đại diện cho "Trống đồng Hình đập Vạn gia" sau đó, do tạo hình tinh xảo, hoa vân vụn vặt, trên mặt trống có "di truyền" hoa vân "Hình đập Vạn gia" rõ rệt, nên có giá trị nghệ cao.

Văn hóa Trống đồng cũng từng thịnh vượng một thời tại các nước Đông Nam Á, nhất là tại VN, số lượng tàng trữ trống đồng chỉ đứng sau TQ, và cho đến nay, VN vẫn coi trống đồng là biểu tượng của đất nước..Vùng miền trung Vân nam, Quảng Tây và miền bắc VN được coi là vành đai của 3 trung tâm lớn phân bố trống đồng. Giới khoa học có một quan điểm cho rằng, con đường truyền bá trống đồng đại thể là từ miền tây và miền trung Vân Nam, phân tán dần tới phía đông và nam. Xưa nay Văn Sơn là nơi đua tranh của binh gia và trạm dịch giao lưu hàng hóa quan trong, chính là vị trí đầu mối của 3 trung tâm lớn này, vì vậy còn có thể nói Văn Sơn là "trạm trung chuyển" của việc truyền bá trống đồng và giao lưu văn hóa dân tộc.

Đối với địa vị lịch sử của trống đồng, giới khoa học có quan điểm: "Vùng Trung Nguyên lấy đỉnh làm tôn, miền nam lấy trống đồng làm quý". Thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, khi "Thời đại Đồng đen" Trung Nguyên dần dần suy nhược, thì trống đồng – có địa vị quan trọng như "Đỉnh" của nền Văn minh Trung Nguyên đã ra đời và được lưu truyền trong các dân tộc miền nam sông Trường Giang TQ cũng như vùng Đông Nam Á.