Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-17 11:07:22    
Lấy thưởng thay phạt : Nông dân Trung Quốc hoan nghênh chính sách mới về sinh đẻ có kế hoạch

cri
Ngày 3 tháng 8, đợt đầu tiên 143 người cao tuổi ở nông thôn tỉnh Cam Túc chỉ có một con hoặc chỉ có hai con gái đã được chính phủ cấp phát 600 đồng nhân dân tệ tiền thưởng, đánh dấu cuộc thí điểm chế độ hỗ trợ khen thưởng những gia đình sinh đẻ có kế hoạch ở một số vùng nông thôn Trung Quốc đã chính thức khởi động tại tỉnh Cam Túc hẻo lánh.

Chính sách mới về sinh đẻ có kế hoạch lấy khen thưởng thay phạt này đã được đông đảo nông dân Trung Quốc hoan nghênh rộng rãi.

Bà Liên Chính Phương năm nay 64 tuổi, là nông dân thôn Vĩnh Phong thị trấn Nội Quan Doanh thành phố Định Tây tỉnh Cam Túc, khác với phần lớn nông dân Trung Quốc ở năm đó, bà chỉ sinh một con. Giờ đây, việc bà chủ động sinh ít con đã được chính phủ khen thưởng, chính phủ mỗi năm trợ cấp sinh hoạt phí 600 đồng, bà được hưởng đến lúc qua đời. Cầm sổ tiết kiệm và giấy khen do chính phủ cấp phát, bà Phương vui vẻ nói : Tôi do đời sống khó khăn nên mới sinh một con, nằm mơ cũng không ngờ lại được chính phủ khen thưởng, sau này nhất định phải khuyên các cháu sinh ít con.

Ông Hầu Tạ Nguyên năm nay 49 tuổi, là nông dân thôn Kim Bình thị trấn Nội Quan Doanh thành phố Định Tây, anh một lòng muốn có con trai như nhiều nông dân Trung Quốc khác, nhưng ông Trời không chiều theo ý nguyện, vợ ông đẻ liền ba cô con gái mới sinh được một con trai. Áp lực nuôi nấng bốn đứa con làm cho gia đình ông gắng gượng trong cuộc sống nghèo nàn khó khăn. Mặc dù cuộc sống hiện nay đã được cải thiện rất nhiều, nhưng trông thấy người khác được chính phủ khen thưởng, ông vẫn rất hối hận : Trước đây cứ sống chết mong đẻ được cậu con trai, cũng chỉ vì muốn tuổi già có chỗ dựa. Hiện nay chính phủ cấp cho người cao tuổi chỉ có một con hoặc chỉ có hai con gái 600 đồng mỗi năm, cộng thêm với số tiền không phải nuôi nhiều con, hoàn toàn đủ tiền dưỡng lão. Sớm biết như thế này, tôi chẳng sinh nhiều con như vậy nữa.

Thực hiện khen thưởng nông dân sinh đẻ có kế hoạch là một chính sách sinh đẻ có kế hoạch mới của Trung Quốc. Theo chính sách này, người nông dân cao tuổi chỉ có một con hoặc chỉ có hai con gái, thì sau khi tròn 60 tuổi đều sẽ được hưởng trợ cấp sinh hoạt của chính phủ 600 đồng mỗi năm. Chính sách này bắt đầu từ năm nay sẽ được thực hiện tại các tỉnh thành Tứ Xuyên, Vân Nam, Cam Túc, Thanh Hải, Trùng Khánh, Hà Bắc, Sơn Tây, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Giang Tây, An Huy, Hà Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc và thành phố Tuân Nghĩa, sau này sẽ mở rộng trong toàn quốc.

Đồng chí Phan Trách Ngọc, phó chủ nhiệm ủy ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch Trung Quốc nói, khen thưởng sinh đẻ ít là một biện pháp quan trọng của chính phủ Trung Quốc hướng dẫn nông dân tự giác sinh đẻ có kế hoạch, ổn định mức sinh đẻ thấp trong một thời gian dài, là một chính sách lâu dài và ổn định, giải quyết căn bản vấn đề dân số nông thôn, xúc tiến sự phát triển hài hòa giữa dân số và kinh tế xã hội, là sự đột phá quan trọng về xây dựng cơ chế lợi ích dân số và sinh đẻ có kế hoạch ở nông thôn và chế độ bảo đảm xã hội của Trung Quốc.

Đồng chí Lưu Duy Trung, chủ nhiệm ủy ban dân số và sinh đẻ có kế hoạch tỉnh Cam Túc cho rằng, bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ 20, Trung Quốc tiến hành chính sách sinh đẻ có kế hoạch chủ yếu dựa vào biện pháp hành chính và phạt kinh tế bắt buộc, đã ức chế có hiệu quả sự tăng trưởng dân số quá nhanh, khiến cho cả nước ít sinh đẻ hơn 300 triệu người, nhưng biện pháp bắt buộc cũng mang lại nhiều ảnh hưởng mặt trái, như giới tính dân số chênh lệch cao, nhiều gia đình thực hiện sinh đẻ có kế hoạch gặp khó khăn.v.v... Từ phạt đẻ nhiều thành thưởng đẻ ít, cho thấy chính sách sinh đẻ có kế hoạch của Trung Quốc tôn trọng nhân quyền hơn. Gia đình thực hiện sinh đẻ có kế hoạch thực sự đưa lợi về kinh tế, góp phần thay đổi phong tục xã hội trọng nam khinh nữ mấy nghìn năm qua, cũng như thay đổi hiện tượng mất cân bằng về tỷ lệ giữa nam và nữ, thông qua cơ chế lợi ích giải quyết vấn đề tuần hoàn ác tính "Càng nghèo càng đẻ nhiều, càng đẻ nhiều càng nghèo."