Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-16 16:27:17    
Ăn Tết bó đuốc với bà con dân tộc Di

cri
Các bạn thân mến, đối với dân tộc Di TQ, tháng 6 âm lịch, tức tháng 8 dương lịch là tháng vui nhất, bởi vì tết bó đuốc – lễ hội long trọng nhất trong năm của dân tộc Di diễn ra vào hạ tuần tháng 8. Hàng năm tết đến, bà con dân tộc Di lại mặc trang phục dân tộc sặc sỡ, đốt đuốc, nổi nhạc lên, ca hát nhảy múa thâu đêm.

Châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam TQ, là nơi dân tộc Di cư trú nhiều nhất, có hơn 1,5 triệu người. Theo truyền thuyết, tết bó đuốc bắt nguồn tại đây, cho nên tết bó đuốc ở Lương Sơn diễn ra long trọng nhất. Chưa đến tháng 6 âm lịch, người Di đã bắt đầu chuẩn bị các thứ để ăn tết: vỗ béo lợn, dê để mổ trước tết; mua sắm các thứ; xay gạo nếp v.v. Phấn khởi nhất là các cô gái dân tộc Di, từ lâu các cô đã chuẩn bị các bộ trang phục mặc trong dịp tết, mua vải đẹp, may áo theo kiểu dáng mình ưa thích, treo các loại phục sức lên đó. Khi chuẩn bị những thứ này, trong lòng các cô vui sướng biết bao, bởi vì các cô mặc bộ trang phục này không chỉ để tham gia cuộc thi sắc đẹp trong tết bó đuốc, mà còn để cho người yêu xem.

Rích-bu là một chàng trai dân tộc Di. Anh cho biết, ngày 24 tháng 6 âm lịch là ngày đầu tiên của tết bó đuốc, ban ngày, người Di thường mổ lợn, mổ dê, làm bánh nếp, tối đến, nhà nào nhà nấy thịt gà, nhổ cái lông gà dài nhất trên cánh gà, chấm một tí tiết canh gà, rồi châm lửa trong bếp. Sau đó, dùng cái lông cháy này thắp bó đuốc đã chuẩn bị sẵn, cả nhà cầm đuốc đi quanh chuồng lợn, chuồng trâu và nhà vườn một vòng để cầu xin mùa màng bội thu, gia súc thành đàn. Tết bó đuốc chính thức bắt đầu từ lúc ấy.

Anh Rích-bu nói, ngày thứ hai tết bó đuốc là ngày náo nhiệt nhất, bởi vì ngày này là ngày Va-len-tin của trai gái. Điều đặc biệt là, các cô gái dân tộc Di biết bày tỏ tình yêu bằng rượu.

"Bình thường, là con trai tặng quà cho con gái, nhưng trong những ngày tết bó đuốc, cô gái dân tộc Di mạnh dạn hẳn lên, nếu cô yêu thầm một chàng trai nào đó, cô sẽ rủ bạn bè đi chơi tết bó đuốc, mua rượu cho chàng uống. Cô mua rượu có hai ý, một để bày tỏ tình yêu đối với chàng. Hai là, nếu có bạn gái nào cũng yêu thầm anh chàng này, không chịu nhường thì nếu cô mua một hòm rượu, cô ta sẽ mua hai hòm, mang đến cho chàng uống."

Chúng ta có thể thấy, người Di rất thích uống rượu. Chàng trai nói trên sẽ không uống hết rượu các cô tặng đâu, chàng sẽ kéo cô gái mình yêu lại gần và bảo "Anh yêu em, anh chỉ uống rượu của em."

Trong những ngày tết, hoạt động sôi nổi nhất là cuộc thi sắc đẹp. Các cô gái dân tộc Di trong trang phục dân tộc đẹp, tay cầm ô vàng, tập trung tại một bãi cỏ lớn, xếp thành hàng, vừa hát vừa múa. Đối với cái đẹp, người Di có tiêu chuẩn của mình, đó là vóc dáng cao ráo, da dẻ đen giòn khoẻ mạnh, mắt tròn, lông mi dài, mũi thẳng, thân hình yểu điệu, đoan trang, tao nhã. Trọng tài cuộc thi là già làng. Sau nhiều đợt thi thố, người đẹp tết bó đuốc đã được bầu ra. Người đẹp không những được dân làng tôn kính, mà còn là đối tượng đeo đuổi của các chàng trai.

Cuộc thi đô vật cũng là một hoạt động khá long trọng đươc̣ tổ chức trong dịp tết bó đuốc. Đô vật khoác một tấm khăn chiên trắng xanh trên người, thắt dây lưng thêu hoa, đội chiếc nón gắn tua đỏ, tập trung tại hiện trường tết bó đuốc. Dưới ánh nắng mặt trời, hai đô vật một nhóm giành giật nhau, đấu trí đấu dũng. Giống như thi sắc đẹp, đô vật cũng có chức vô địch.

Ông Gia-ri-mu là người dân tộc Di, chuyên nghiên cứu văn hoá dân tộc Di, hiện là giáo viên trường đại học Vân Nam, ông cho biết, xuất xứ của tết bó đuốc bắt nguồn từ đua vật. Ông nói:

"Ngày xửa ngày xưa, thiên thần cử người xuống trần gian bắt bà con nộp thuế trả nợ, trong một cuộc đua vật, anh ta bị anh hùng trần gian Rơ-ti-hao-tinh đập chết. Thiên thần nổi trận lôi đình, thả đàn sâu bọ xuống trần gian phả hủy muà màng đang độ chín. Rơ-ti-hao-tinh thông minh huy động già trẻ gái trai đốt đuốc làm bằng rơm rạ, giao chiến quyết liệt mấy ngày mấy đêm, tiêu diệt sạch sâu bọ, bảo vệ muà màng.Tết bó đuốc lưu truyền đến tận bây giờ."

Ông nói, dân tộc Di rất coi trọng ngày tết truyền thống này, trong ngày tết, người Di ở xa quê hương tìm cách về quê, tham gia các hoạt động đốt đuốc, thờ cúng tổ tiên, ca múa, cùng người nhà, hàng xóm, vui chơi mấy ngày.

Ông Pu-si-ta-linh đến từ vùng tập trung cư trú của dân tộc Di tỉnh Vân Nam, hiện sinh sống tại Bắc Kinh. Tết bó đuốc hàng năm, ông đều về quê ăn tết. Ông còn được mời đi Lương Sơn Tứ Xương ăn tết một lần. Ông nói, dân tộc Di là một dân tộc sùng bái lửa, kính trọng lửa. Trải qua sự phát triển ngàn năm, nội dung tết không ngừng phong phú.

"Lửa tượng trưng cho dân tộc Di đeo đuổi ánh sáng. Hiện nay, ngoài nội dung truyền thống như thờ cúng tổ tiến, cầu mong mùa màng bội thu, bình yên ra, tết bó đuốc có thêm nhiều nội dung phong phú như đấu bò, đua ngựa, hát đối, bắn nỏ v.v, một số nơi trẻ con chơi chọi gà, có nơi tổ chức hoạt động thương mại v.v. tết bó đuốc kéo dài mấy ngày liền, mỗi tết quang cảnh mỗi thêm đông vui."