Ở Trung Quốc có câu chưa đến Hồ Thanh Hải thì không thể coi đã đến Thanh Hải. Hồ Thanh Hải nằm trên cao nguyên Thanh-Tạng miền tây bắc Trung Quốc là biển hồ nước mặn lớn nhất ở Trung Quốc. Vì thế mới có tên gọi tỉnh Thanh Hải. Cứ đến tháng 7 tháng 8 hằng năm có tới muôn vàn con chim quần tụ về hồ Thanh Hải, khiến nơi đây cũng thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tháng 7 và tháng 8 là thời điểm hồ Thanh Hải có cảnh sắc đẹp nhất. Mọi người có thể đáp xe men theo bờ hồ phía nam đến đảo Chim. Đảo chim nằm ở phía tây bắc hồ Thành Hải, rộng chừng 1 km vuông. Cứ đến trung tuần tháng 3 hằng năm có hơn 10 loài chim muông như Nhạn đầu đốm, Hải Âu đầu nâu, Chim Âu cá, Chim Cốc...từ miền nam Trung Quốc và các nước Đông nam Á tới đây làm tổ. Vào mùa sinh nở cả Đảo chim bị phủ đầy một lớp trứng Chim, cho nên nơi đây còn được gọi là Đảo trứng. Vào tháng 5 tháng 6 chim non ra khỏi trứng cùng với chim bố mẹ dạo bước trên bãi cỏ hoặc đùa rỡn trên mặt hồ. Trông từ xa chỉ thấy những đốm trắng, đó là những chú chim Âu cá, chúng thường độc chiếm một vùng. Có khi chúng đánh lộn với chim Âu đầu nâu để tranh địa bàn, cuộc giao tranh khiến lông chim bay tả tơi, bụi tung mù mịt. Những con chim Cốc ma lanh thì thường chỉ đứng một bên ngắm nhìn, chờ khi hai bên giao chiến không để ý nó liên lấy trộm vài cọng rơm trên tổ rồi lặng lẽ biến mất. Chim Cốc ưa thích náo nhiệt, lúc nào chúng cũng kêu họt ầm ĩ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Đảo chim hồ Thanh Hải được thành lập năm 1975, và năm 1997 được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc gia. Ông Lý Nhược Phàm, người phụ trách khu bảo tồn thiên nhiên cho biết, toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 490 nghìn héc ta, trong đó diện tích mặt đất rộng hơn 50 nghìn ha, trong khu bảo tồn có 164 loài chim, với khoảng 120 nghìn con. Ở đây còn có Hạc cổ đen-một loài chim bảo tồn cấp một quốc gia, mùa thu và mùa đông hằng năm có hơn 1 nghìn con thiên nga đến đây qua đông.
Ông Lý Nhược Phàm nói, trong thập niên 70 của thế kỷ trước xung quanh đảo chim đều ngập nước, muốn lên đảo phải ngồi thuyền. Những năm gần đây do nước hồ Thanh Hải rút xuống nên đảo chim hiện ra và trở thành bán đảo. Để giảm tối đa sự quấy nhiễu của con người, phòng ngừa các loài cáo, sói...sạt hại chim, cán bộ ở đây đã quây lưới xung quanh đảo Chim.
Tại trạm kiểm tra thứ nhất, anh Vinh Quốc Thanh giới thiệu rằng anh rất yêu thích chim, mọi người ở đây đều coi chim là người bạn thân thiết của mình, coi đảo chim là nhà của mình. Anh nói, nếu gặp con chim nào lạc đàn các anh sẽ tìm cách đưa nó về đàn, nếu gặp con nào bị thương thì đem về trạm chạy chữa. Anh cho biết, tháng 6 vừa qua các anh đến núi Hải Tây trên đảo chim để quan sát chim ấp trứng, có hơn 2 nghìn con chim con ra đời và chúng tôi buộc dấu hiệu ở chân chúng, đợi mùa đông sang năm khi chúng từ miền nam bay về là biết ngay chúng đã từng tới đây qua đông.
Theo giới thiệu cứ vào tháng 8 tháng 9 hằng năm phần lớn chim di trú ở đây đều mang theo con cái bay tới vùng cao nguyên Vân Nam—Qúi Châu hoặc một nơi nào đó ở miền nam để qua đông. Đến mùa xuân năm sau chúng lại kéo nhau về đây. Sau khi đến đây chúng lại tìm được tổ cũ và không lâu lại sinh sôi nảy nở.
Dạo bước bên bờ hồ Thanh Hải, ngẩng đầu ngắm từng đàn chim bay lượn trên bầu trời, mọi cảnh vật dưới ánh mặt trời lăng yêu như tờ, đây là xứ sở và thiên đường của các loài chim. Mỗi khi từng đàn Sếu bay về nam thì lại có từng đàn Thiên nga từ hồ Bai-can xa xôi bay tới đảo chim này.
|