Mặc dù rời nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình đã 5 năm, nhưng cụ Trần Hiền Thông năm nay 78 tuổi vẫn lưu luyến nơi ấy. Đó là ngôi nhà họ Đặng mà một đời vĩ nhân đã sinh ra ở đó, cũng như bao nhiêu hiện vật mất công thu thập từ bấy lâu nay của Đặng Tiểu Bình,
"Là người trông coi ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình, tôi cảm thấy sâu sắc rằng Đặng Tiểu Bình là con người mới chất phác và vĩ đại làm sao." Đó là cảm xúc lớn nhất của cụ Trần Hiền Thông. Cụ là người trông coi ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình sớm nhất. Năm 1982, cụ được điều động về trông coi gôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình, cho đến năm 1999 chính thức rời khỏi vị trí làm việc, trước đó cụ giữ chức phó bí thư đảng uỷ xã Long Khê huyện Quảng An.
Công việc đầu tiên cụ làm khi tới nhậm chức trông coi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình là thu thập hiện vật liên quan tới Đặng Tiểu Bình. Cụ nói: "sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, tiến hành cải cách ruộng đất, Đặng Tiểu Bình không có yêu cầu gì đặc biệt, ông từng chỉ thị đem ngôi nhà họ Đặng và những đồ đạc trong nhà mang chia cho bà con nông dân ở xung quanh. Như vậy, toàn bộ đồ đạc trong ngôi nhà họ Đặng bị phân tán trong dân gian, đấy là khó khăn lớn nhất cụ gặp phải khi bắt tay chỉnh lý hiện vật của Đặng Tiểu Bình. Sau những cuộc tìm kiếm gian khổ, đã cơ bản thu hồi toàn bộ đồ đạc trong ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình như chiếc giường kiểu cũ, tủ kính v.v.
"Sinh thời, ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình rất giản dị," cụ Trần Hiền Thông nói, hồi đó, những người tới tham quan không thể tin rằng ngôi nhà giản dị thậm chí có thể nói là đơn sơ như thế này là ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình. Thực ra, bà con quê hương từ lâu đã muốn tu sửa lại ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiêủ Bình, nhưng Đặng Tiểu Bình không cho phép. "Người cộng sản sống là để phục vụ nhân dân, hãy để tiền dùng vào việc của nhân dân."
Mùa thu năm 1988, có một người từ tỉnh Thiểm tây tới tham quan, vừa bước vào ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình, ông ta đã quỳ xuống đất nước mắt giàn giụa nói: "đồng chí Tiểu Bình, cám ơn đồng chí." Thì ra, ông là nông dân miền núi tỉnh Thiểm Tây, trước đó đời sống hết sức khó khăn. Sau ngày cải cách mở cửa, ông ta buôn bán dược liệu, mấy năm sau đã trở thành thương gia có hạng ở địa phương. "được giải phóng không quên ơn Mao Trạch Đông, làm giầu nhờ vào Đặng Tiểu Bình." Đó là tiếng nói của toàn thể nhân dân Trung Quốc.
Ấn tượng sâu sắc nhất trong ký ức của cụ Trần Hiền Thông là năm 1997, đồng chí Đặng Tiểu Bình từ trần. Hôm đó, cụ đang ở nhà nghỉ ngơi, bỗng nhận được điện thoạicơ quan gđ̣i đến, thông báo cáitin buồn kinh hoàng đó. Cụ vội chạy tới ngôi nhà ở cũ của Đặng Tiểu Bình, cả ngôi nhà chìm trong thế giới màu tráng, và biển tiếng khóc.
Cụ Trần Hiền Thông nói, lúc đó, cụ mới thật sự thấm thía câu nói giữa lãnh tụ và nhân dân huyết mạch tương thông, hô hấp tương liền, hiểu rằng trong lòng nhân dân Đặng Tiểu Bình sừng sững như dãy núi Thái Sơn.
Cụ nói: "sứ mạng của tôi là khôi phục và giữ gìn hoàn cảnh gia đình thời thơ ấucủa Đặng Tiểu Bình. Mặc dù nó bình dị chất phác, nhưng nó đã nuôi dưỡng sự vĩ đại và bất hủ.. Chất phác và vĩ đại, đó là điểm lay động ;lòng người nhất ở Đặng Tiểu Bình."
|