Nhân dịp nhân dân TQ tưởng niệm sâu sắc đồng chí Đặng Tiểu Bình nhân ngày sinh lần thứ 100 của đồng chí , giữa TQ và Mỹ vẫn triển khai một cách căng thẳng cuộc thương lượng về ' địa vị kinh tế thị trường của TQ ' .
Kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2003 đến nay , các nước Niu-di-lơn , Xing-ga-po , Ma-lai-xi-a , Thái Lan , Cư-rơ-gư-xtan v.v đã lần lượt công nhận địa vị kinh tế thị trường của TQ .
Mặc dù cuộc tranh chấp về lợi ích và thiên kiến đã ảnh hưởng tới việc các nước phát triển đứng đầu là Mỹ và Liên minh Châu Âu chấp thuận địa vị kinh tế thị trường của TQ , song sự cố gắng to lớn về mặt này của TQ đã nhiều lần chứng tỏ , con đường kinh tế thị trường là không thể đảo ngược được .
Chính đây là sự gửi gắm ân cần của một cụ cao tuổi nhưng vĩ đại của TQ .
Đồng chí Đặng Tiểu Bình là tổng thiết kế sư của công cuộc cải cách mở cửa TQ , đồng chí dứt khoát nêu ra hàng loạt phương châm chính sách quan trọng lấy việc xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu cải cách thể chế kinh tế , nhưng sau chuyến thăm miền Nam của đồng chí vào năm 1992 và phát biểu hàng loạt bài nói chuyện quan trọng trong chuyến thăm đó , các phương châm chính sách kể trên mới được thực hiện .'
Trong bài phát biểu khi thăm miền Nam vào năm 1992 , đồng chí Đặng Tiểu Bình nêu rõ : 'kinh tế kế hoạch không có nghĩa là xã hội chủ nghĩa , tư bản chủ nghĩa cũng có kế hoạch . Kinh tế thị trường không có nghĩa là tư bản chủ nghĩa , xã hội chủ nghĩa cũng có thị trường . ' Thế là TQ đã quyết định việc phát triển kinh tế thị trường .
1 2
|