Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-13 15:17:26    
Trường Thành Tư Mã Đài

cri
Đoạn Trường Thành Tư Mã Đài nằm trên địa bàn thị trấn Cổ Bắc Khẩu phía đông bắc Huyện Mật Vân, cách thủ đô Bắc Kinh 120 km về phía đông có địa thế hiểm trở và kỳ lạ, bởi vậy rất có tiếng tăm. Nó đã hội tụ mọi đặc trưng của Trường Thành Nhà Minh Trung Quốc, được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới. Để đáp ứng nguyện vọng của du khách và và ngoài nước, năm 1996 Huyện Mật Vân đã xây dựng đường xe cáp lên Trường Thành Tư Mã Đài.

Trường Thành Tư Mã Đài được xây dựng vào năm 1400 công nguyên, dài 19 mét, là một di chỉ kiến trúc cổ duy nhất còn giữ được bộ mặt nguyên vẹn của năm xưa sau hơn 500 năm xâm thực của gió mưa. Giáo sư La Triết Văn là một chuyên gia về Trường Thành, ông nói Trường Thành Trung Quốc là một công trình kiến trúc bậc nhất trên thế giới, còn Trường Thành Tư Mã Đài lại là bậc nhất trong Trường Thành của Trung Quốc.

Đâu năm 1995, thể theo nguyên tắc bảo vệ văn vật, tận dụng hợp lý tài nguyên du lịch, trải qua nhiều lần luận chứng của các chuyên gia hữu quan, Chính quyền Huyện Mật Vân đã xác định phương án xây dựng đường xe cáp khuất kín lên Trường Thành Tư Mã Đài. Phương án này đã được Chính quyền các cấp ủng hộ và sau gần một năm thi công khẩn trương đường xe cáp đã hoàn thành thuận lợi.

Đường xe cáp khuất kín này là một sáng tạo đầu tiên ở Trung Quốc. Nó được xây dựng trong thung lũng và rừng sâu, trong khi xây dựng đã phải vận chuyển lên núi khá nhiều vật tư thiết bị như máy khoan, những cột thép nặng hàng mấy tấn và sợi dây cáp có đường kính trên 10cm. Viện nghiên cứu cần cẩu thuộc Bộ Cơ giới Trung Quốc phụ trách thiết kế thi công đã hoàn thành việc xây dựng đường xe cáp này trong vòng một với chất lượng cao. Được biết, việc thiết kế, tạo hình và vận hành an toàn của đường xe cáp này thuộc vào loại ưu trong các đường xe cáp ở Trung Quốc hiện nay. Đường xe cáp này dài 1200m, có 110 xe cáp vận hành, khối lượng chở khách một chiều là 220 người chuyến với tốc độ 36 km/giờ, cả đi lẫn về mất khoảng 40 phút.

Ngồi trên xe cáp lên Trường Thành Tư Mã Đài có thể ngắm cảnh sắc trên đường. Tháng 4-5 là mùa du lịch lý tưởng nhất. Ngồi trên xe cáp ngắm về 4 xung quanh là Trường Thành uốn lượn trên các triền núi và vách núi dựng đứng, cực kỳ hiểm trở, đứng ở đầu này không trông thấy đầu kia. Phía trước, phía sau, bên phải, bên trái đều là núi non xanh thắm, hoa đào nở rộ. Phía dưới là vực sâu nghìn trượng, trong thung lũng có một hồ nước gọi là hồ Tư Mã Đài, nước hồ chia làm 2 phần bên ấm bên lạnh, mùa đông không đóng băng, cảnh núi non, hồ nước và Trường Thành hoà thành một khối vô cùng hoành tráng.

Trường Thành Tư Mã Đài còn được mệnh danh là Viện bảo tàng lầu cổ Trường Thành Nhà Minh. Thân tường có mặt tường đơn, tường kép và tường đá hình thang. Các Địch Lâu có cái hai tầng, có cái 3 tầng, có loại hình dẹt, có loại hình tròn và hình cạnh góc, các cửa quan có loại hai cửa, ba cửa, bốn cửa và sáu cửa, 24 cửa...Phần mái có khá nhiều kiểu như mái bằng, mái mui thuyền, mái vòm...Đoạn Trường Thành này là do Thích Kế Quang-vị anh hùng dân tộc nổi tiếng Trung Quốc, thống đốc chống quân Liêu đến chốt giữ ở đây hồi bấy giờ đốc công xây dựng. Đoạn Trường Thành này được xây dựng một cách tinh vi tới mức không phải là dùng để chống giặc mà hình như là để phô bày tinh hoa của kiến trúc Trường Thành.

Đặc điểm nổi bật về sự hiểm trở và kỳ diệu của Trường Thành Tư Mã Đài là đoạn phía đông, được coi là kỳ diệu nhất Trường Thành. Phía trên cửa hang lớn có xây vắt ngang một thang trời và một cầu trời. Đây là nơi hiểm trở nhất của Trường Thành Tư Mã Đài. Độ dốc của thang trời là 85 độ, gần như thẳng đứng, hơn nữa không có tay vịn, không có lưới che chắn, phía dưới là vực sâu. Cầu trời được bắc trên một vách đá hẹp, dài khoảng trăm mét, rộng chỉ có mười mấy cm. Hai bên cầu là vực sâu gần 900m, sự hiểm trở này khiến người tham quan cũng phải khiếp vía. Trước kia người ta thường nói: Bất đáo Trường Thành phi hảo hán. Nhưng sau khi mọi người đến thăm Trường Thành Tư Mã Đài thì câu nói trên đã được sửa lại rằng: Bất đáo Trường Thành Tư Mã Đài phi hảo hán.