Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-11 15:20:14    
Gia đình là chiếc nôi trưởng thành của con cái

cri
Gia đình là chiếc nôi trưởng thành của con cái, môi trường gia đình tốt xấu thường ảnh hưởng sâu sắc đối với sự trưởng thành của con người. Những năm qua, theo đà xã hội Trung Quốc phát triển không ngừng, quan niệm giá trị và phương thức sinh hoạt của con người có sự biến đổi, phương thức giáo dục của gia đình cũng khác trước đây.

Em Tạ Mục Dị, năm nay 15 tuổi, sống ở thành phố Thâm Quyến miền nam Trung Quốc. Tính tình em cởi mở, nói chuyện dí dỏm, quan hệ rất tốt với bạn bè. Gần đây, em thi vào một trường trung học tốt nhất thành phố Thâm Quyến. Chị Dương Ba mẹ em Dị làm trong ngành vi tính, bố em làm việc trong một trường đại học. Sinh hoạt trong gia đình có bầu không khí hòa nhã thoải mái, nên những ý kiến của em nêu ra thường được bố mẹ chấp nhận. Em Tạ Mục Dị nói :

Bố mẹ em không bao giờ coi em là trẻ con, mà coi em như một người bình đẳng và có hiểu biết, có việc gì cũng kiên nhẫn thương lượng với em, nếu em làm sai việc gì đó thì giảng giải cho em biết lý lẽ. Bố mẹ em quyết định việc gì cũng kiên nhẫn thương lượng với em, khi em phát biểu cách nhìn nhận của mình, bố mẹ em cũng tận khả năng tiếp nhận.

Phần lớn các gia đình Trung Quốc đều rất chú trọng việc giáo dục con cái. Từ xưa đến nay, Trung Quốc lưu truyền khá nhiều giáo huấn gia đình như "Tử bất giáo, phụ chi quá", đại ý là con cái thiếu giáo dục thì cha mẹ có trách nhiệm. Điều khiếm khuyết là, bố mẹ quá nghiêm khắc với con cái, bố mẹ quyết định nhiều việc của con cái, mà cha mẹ cũng thiếu sự khai thông cần thiết với con cái. Hiện nay, ngày càng nhiều phụ huynh đã nhận thức được vấn đề này, như chị Dương Ba hết sức coi trọng việc trao đổi với con trai của mình , chị nói :

Các cháu dù lớn hay nhỏ đều có sự nhìn nhận của mình, mà những nhìn nhận đó không nhất định là sai trái. Là phụ huynh nên tôn trọng suy nghĩ của các cháu. Lớp trẻ mới hiện nay hiểu biết rộng, thậm chí không kém phụ huynh, trong tình hình này thì càng phải tôn trọng ý kiến của con cái. Trong gia đình chúng tôi, dù việc lớn hay nhỏ, thậm chí có lúc cả những công việc của tôi cũng đem ra thương lượng, thảo luận với cháu, tôi cảm thấy đây là một quá trình nhận thức xã hội đối với cháu, cũng là một quá trình nâng cao năng lực của cháu.

Chị Dương Ba thường cùng con trai thảo luận nghiên cứu, bao gồm cả vấn đề xã hội. Em Dị có lúc cảm thấy mẹ nói không đúng, có lúc cảm thấy mẹ nói có lý, hai mẹ con thường tranh luận theo quan điểm của mình. Nhưng chớ coi em Dị còn bé, có lúc em còn nêu ra những ý kiến giúp mẹ em.

Giờ đây, ở Trung Quốc ngày càng có nhiều phụ huynh như chị Dương Ba. Phóng viên đã phỏng vấn anh Triệu Cương, một kỹ sư ở Bắc Kinh. Anh Triệu Cương có một con gái năm nay 11 tuổi, đang học tiểu học. Anh cho biết, anh yêu cầu không cao đối với thành tích học tập của con gái, anh mong con trưởng thành một cách toàn diện và lành mạnh hơn , anh Triệu Cương nói :

Tôi cảm thấy thành tích học tập trong lớp của cháu không phải quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là dạy dỗ cháu có một tâm trạng lành mạnh. Tôi mong con cái có tính cách cởi mở, có nhiều sở thích, có thể hòa mình với mọi người, có thể nhìn nhận một cách chính xác mọi sự việc. Trước đây chúng tôi thường nhấn mạnh bồi dưỡng chỉ số trí tuệ cho con cái, thực ra, chỉ số tình cảm cũng rất quan trọng, quan hệ hòa thuận với mọi người, mới có thể hòa mình trong xã hội một cách tốt hơn, thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch vào thập niên 70 thế kỷ 20 đến nay, phần lớn các gia đình ở thành thị đều chỉ có một người con, thường thì mấy người lớn như bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại quây quần chăm sóc một đứa trẻ, làm cho nhiều đứa trẻ thiếu tính tự chủ, năng lực tự lập của các cháu nói chung tương đối kém. Có một số phụ huynh cho các em tham gia nhiều hoạt động tập thể để bồi dưỡng khả năng sinh sống độc lập cho các cháu, thậm chí còn có một số ít gia đình đưa các cháu đi nước ngoài rè luyện. Dịp hè năm nay, em gái 14 tuổi, con gái chị Lưu Nhạn ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam Trung Quốc đã tham gia cắm trại ở Xi-át-tơn Mỹ, hiện đang sinh hoạt trong một gia đình chủ trang trại Mỹ, trong thời gian một tháng trời ngắn ngủi, mặc dù có phần tốn kém, nhưng chị Nhạn cho rằng làm như vậy xứng đáng . Chị nói :

Do cháu từ nhỏ quanh quẩn ở nhà, rất ít khi đi đâu, năng lực tự chủ còn chưa đầy đủ, tôi muốn một mặt cho cháu tăng thêm kiến thức, mặt khác cho cháu quen với việc xa nhà, và biết rằng xa nhà phải nên sinh hoạt như thế nào. Bởi vì cháu lớn lên có thể đi nước ngoài lưu học, để xem cháu có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài hay không.

Những năm gần đây, nhiều đoàn thể dân gian ở Trung Quốc làm rất nhiều việc về giáo dục trẻ em. Nhất là hiện nay dân số lưu động ở các thành phố ngày càng nhiều, vấn đề giáo dục con cái của họ cũng được nhiều đoàn thể quan tâm. Ví dụ như các nơi mở trường phụ huynh, là nhằm truyền bá kiến thức khoa học giáo dục bồi dưỡng con cái với nhóm người này. Quận Đông Thành thành phố Bắc Kinh sắp tới chuẩn bị mở trường phụ huynh cho dân số lưu động, bà Lưu Diên Hồng phụ trách mở trường này giới thiệu :

Chúng tôi biết một số phụ huynh trong số người này cần kiến thức về giáo dục gia đình, nhưng không biết tìm hiểu những kiến thức này ở đâu. Bởi vì trong họ có người bán rau, có người đi làm công, không có dịp đi nghe giảng, cũng không có thời gian xem sách. Chúng tôi bèn tổ chức họ lại, rồi mời chuyên gia, giáo viên đến giảng bài, nhằm nâng cao hiểu biết cho họ.

Chị Đường Lệ Ninh là người miền đông bắc đến làm việc tại Bắc Kinh, một mình nuôi con, chị hết sức phấn khởi khi biết tin sắp mở trường dành cho phụ huynh . Chị nói :

Con tôi tháng chín tới học trung học cơ sở, đang tuổi dậy thì, có tâm lý phản nghịch, phụ huynh và con cái không hiểu điều này, khi quan tâm cháu thì cháu lại cho rằng bố mẹ khắt khe,hiểu lầm nhau. Tôi mong nhà trường phụ huynh giúp tôi thoát khỏi khó khăn trong việc giáo dục con cái.

Trong con mắt của phụ huynh, con cái là tương lai của họ. Đối với xã hội mà nói, nếu cho các cháu môi trường trưởng thành lành mạnh, cũng tức là đã có hy vọng.