Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-08-10 15:03:45    
Dân tộc Động

cri
Dân tộc Động có dân số gần 3 triệu, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, khu tự trị Choang Quảng Tây v.v. Phần lớn bà con dân tộc Động làm nghề nông, chủ yếu trồng lúa. Đặc sản là gạo nếp.

Dân tộc Động có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, thuộc chi ngữ Động Thủy, nhóm ngữ Choang Động hệ ngữ Hán Tạng. Trước đây không có chữ viết, thập niên 50 thế kỷ 20 sáng tạo chữ viết dân tộc Động. Hiện nay phần lớn người Động dùng chữ Hán.

Vùng dân tộc Động cư trú được ca ngợi là "quê hương của thơ, biển cả của bài hát." Thơ ca dân tộc Động có niêm luật ngặt nghèo, đề tài phong phú, trong đó đại ca dân tộc Động nhiều bè không có nhạc cụ đệm là tinh hoa của nền văn hoá truyền thống, có giá trị rất cao cả về văn học và âm nhạc.

Dân tộc Động giỏi về kiến trúc. Nhà trống làng Động, Cầu phong thủy có kết cấu tinh xảo, hình thức đa dạng, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc dân tộc Động. Thổ cẩm, vải vóc, đồ thêu cũng như trang sức bằng bạc của dân tộc Động thể hiện đầy đủ đặc sắc văn hoá truyền thống phong phú đa dạng của dân tộc Động.

Nhà, cầu bản làng dân tộc Động

Tại các bản làng dân tộc Động ở Quý Châu, Quảng Tây, có rất nhiều nhà trống và cầu phong thủy nổi tiếng gần xa. Những kiến trúc cổ này xây dựng từ cuối đời nhà Hán và đời nhà Đường, kết cấu chặt chẽ, tạo hình độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc. Toàn bộ kiến trúc không dùng một cái đinh và phụ kiện sắt, hoàn toàn gắn kết bằng mộng gỗ lim, đứng sừng sững trên mặt đất.

Nhà trống bản làng Động, bề ngoài trông giống như một ngôi tháp nhiều mặt. Thường cao hơn 20 mét, 11 tầng đến đỉnh, chỉ chống đỡ bằng 16 cái cột gỗ lim. Bên trong nhà rộng rãi, khoảng 10 mét vuông, giữa nhà có một cái bếp lớn xây bằng đá, xung quanh có lan can gỗ, ghế băng, để nghỉ ngơi. Trên đỉnh nhà, đắp quả hồ hô hoặc con hạc, tượng trưng bản làng cát tường bình yên. Mái nhà hình cong có cảm giác xinh xắn tao nhã, chỉ chực bay lên.

Nhà trống là tiêu chí của bà con dân tộc Động, tượng trưng cho sự đoàn kết của dân tộc. Mỗi bản làng ít nhất có một ngôi nhà trống, có bản có tới 4 đến 5 ngôi. Trước đây, nhà trống đều treo một chiếc trống dài bọc da trâu, bình thường bản làng có việc lớn thì leo lên gác gõ trống, triệu tập mọi người đến bàn bạc. Nơi nào có hoả hoạn, trộm cướp cũng gõ trống kêu cứu, một bản gõ trống, các bản khác nghe thấy cũng gõ trống, như vậy tiếng trống như tin tức từ bản này truyền sang bản khác một cách nhanh chóng. Bà con nghe thấy tiếng trống lập tức chạy đến cứu giúp. Cho nên, người dân tộc Động rất trân trọng nhà trống và chiếc trống dài.

Cầu phong thủy, còn gọi là cầu hoa, cũng là một trong những kiến trúc độc đáo của bản làng dân tộc Động. Cầu Trình Dương trên sông Lâm Khê ở Tam Giang Quảng Tây là một chiếc cầu phong thủy điển hình. Vị trí cầu có xây đình và hành lang, vừa có thể trú mưa gió, cho nên gọi là cầu phong thủy. Cây cầu này xây dựng năm 1916, là một cây cầu gỗ bốn nhịp 5 trụ, dài 64,4 mét, rộng 3,4 mét, cao 1,6 mét, trên 5 trụ cầu đều xây đình hình tháp và hình cung điện, bề thế hùng vĩ. Cột kèo hành lang và đình lầu đều khắc hoặc vẽ hình, con người, sông núi, hoa văn, con thú, màu sắc sặc sỡ và sống động, là kết tinh trí tuệ của bà con dân tộc Động, cũng là tác phẩm nghệ thuật quý báu trong nền kiến trúc gỗ TQ.

Chè bơ

Chè bơ là một loại thức ăn được bà con dân tộc Động ưa chuộng. Chè bơ thơm, vị ngọt, uống vào con người thấy tỉnh táo, còn có tác dụng giải nhiệt, phòng chống cảm cúm và chữa tiêu chảy. Chè bơ đã trở thành thức ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Động, đối với nhiều người, một ngày ít nhất phải có hai bữa chè bơ mới được. Lúc có khách đến nhà, người dân tộc Động nhiệt tình hiếu khách chắc chắn sẽ chiêu đãi khách bằng chè bơ.